Khám tiết niệu là khám những gì và nên khám tiết niệu ở đâu?

#1
KHI NÀO NGƯỜI BỆNH CẦN KHÁM TIẾT NIỆU?
Khám tiết niệu là tiến hành thăm khám các cơ quan, bộ phận thuộc hệ thống tiết niệu. Việc thăm khám thường diễn ra khi:
Người bệnh đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng đến một năm 1 lần.
Người bệnh xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ cơ thể gặp các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu như:
♦ Buồn tiểu liên tục nhưng mỗi lần đi tiểu thì lượng nước tiểu rất ít.
♦ Tiểu lắt nhắt, dòng nước tiểu nóng và yếu, có mùi khai nồng.
♦ Đau và nóng rát khi tiểu tiện, có cảm giác rát buốt dọc theo niệu đạo.
♦ Tiểu ra dịch mủ, nước tiểu đổi màu hay trong nước tiểu có lẫn tia máu.
♦ Vùng kín đau rát và ngứa ngáy khi tiểu tiện, có dấu hiệu sưng hoặc phù nề.
Những dấu hiệu này đều có thể cảnh báo người bệnh đang mắc các bệnh về đường tiết niệu, do đó cần thăm khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.
KHÁM TIẾT NIỆU LÀ KHÁM NHỮNG GÌ, KHÁM NHỮNG BỘ PHẬN NÀO?
Hệ tiết niệu gồm 2 quả thận nằm ở 2 bên cột sống, bên trong hố thận; trường hợp đặc biệt có thể chỉ có một quả thận hoặc 3 quả thận nhưng nằm lạc ở các vị trí khác trong ổ bụng.
Từ thận đi xuống dọc theo hai bên cột sống có 2 niệu quản đổ vào bàng quang và nước tiểu từ bàng quang chảy ra bên ngoài sẽ đi qua niệu quản. Đối với nam giới, nước tiểu còn đi qua tuyến tiền liệt vì tuyến này nằm bao quanh bàng quang.
Do đó nếu thắc mắc không biết khám tiết niệu là khám những gì thì vấn đề này được giải đáp như sau: Khám tiết niệu là khám theo thứ tự các cơ quan từ trên xuống dưới, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo và tiền liệt tuyến nếu khám ở nam giới:

Khám tiết niệu là khám những gì, ở bộ phận nào?
Khám thận
Quan sát: Kiểm tra xem vùng hố thắt lưng có bị sưng, phần bụng có khối u nổi lên không.
Sờ: Là phương pháp quan trọng trong khám thận, gồm 2 tư thế:
Tư thế nằm ngửa và duỗi thẳng 2 chân
♦ Người bệnh nằm ngửa và duỗi thẳng 2 chân để bác sĩ kiểm tra lần lượt 2 bên thận. Bệnh nhân nằm im, thở đều và thả lỏng bụng; bác sĩ sẽ sờ mỗi khi bệnh nhân thở ra vì khi đó các cơ mềm nên dễ dàng nhận biết.
♦ Dùng 1 hoặc 2 bàn tay ấn sâu ra phía sau để kiểm tra và phát hiện các khối u ở vị trí sâu còn nhỏ, ấn nhẹ ở phía trên nếu khối u ở vị trí nông và to.
♦ Tiếp đến một tay đi xuống phía dưới vị trí hố thắt lưng, một tay đặt lên bụng bệnh nhân ở vị trí đối diện tay kia, sau đó hai tay dần ép sát vào nhau. Khi sờ, các bác sĩ sẽ kiểm tra phản ứng bụng và cảm giác đau của người bệnh
♦ Sau đó là tìm dấu hiệu chạm thắt lưng bằng cách để một bàn tay ở phía sau vùng hố thắt lưng, tay còn lại sờ và ấn nhẹ lên khối u, nếu thận to sẽ có cảm giác chắc ở bàn tay.
♦ Cuối cùng là tìm dấu hiệu bập bềnh thận bằng cách đặt 1 tay ở phía sau hố thắt lưng, tay còn lại đặt lên bụng vùng mạn sườn. Giữ yên tay bên trên còn tay dưới thì ấn mạnh và hất lên; sau đó thực hiện ngược lại là giữ yên tay bên dưới còn tay trên thì dùng ngón tay đẩy xuống. Những thao tác này phải thực hiện khi người bệnh bắt đầu thở ra, thực hiện nhanh mạnh mới có kết quả. Nếu thận to, tay bên trên sẽ cảm thấy như chạm vào một cục đá.
Tư thế nằm nghiêng
♦ Người bệnh nằm nghiêng và duỗi thẳng 1 chân, nếu muốn khám thận bên trái thì nằm nghiêm bên phải, còn nếu khám thận bên phải thì nằm nghiêm bên trái.
♦ Bác sĩ sẽ ngồi sau lưng bệnh nhân, tay trái đặt ở hố thắt lưng còn tay phải đặt ở bụng. Đặt ngón trỏ cách xương sườn thứ 10 khoảng 2 đốt ngón tay, sau đó sờ thận mỗi khi người bệnh hít sâu.
♦ Kê gối vào mạn sườn phía trên để người bệnh nằm nghiêng hơi cong, như vậy sẽ giúp việc khám thận dễ dàng hơn, đặc biệt là khi có khối u to hoặc thận đổi chỗ.
#dakhoatreatment
ĐC: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu. 80-82 Châu Văn Liêm. Phường 11. Quận 5. TPHCM
Liên hệ tại hotline: (028)39239999
Thời gian làm việc 8:00 - 20:00 mỗi ngảy, kể cả ngày lễ tết
https://dakhoahoancautphcm.vn/kham-tiet-nieu-la-kham-nhung-gi-va-nen-kham-tiet-nieu-o-dau.html
 
Top