Những cách điều trị hội chứng ngón tay bật

#1
Ngón tay bật hay còn gọi là ngón tay cò súng, là một hội chứng gây ra bởi viêm dây chằng. Tình trạng này càng kéo dài thì càng khó chữa nên người mắc phải cần có phương pháp điều trị phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các phương pháp điều trị hội chứng ngón tay bật hiệu quả.




Phương pháp điều trị hội chứng ngón tay bật hiệu quả


Đôi nét về hội chứng ngón tay bật

Có một thực trạng đó là người mắc hội chứng ngón tay cò súng thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và độ tuổi là khoảng > 45. Ngoài ra, một số bệnh lý khi mắc phải cũng khiến cho nguy cơ gây ra hội chứng này cao như đái tháo đường, suy giáp, gút, thận mạn, viêm khớp dạng thấp hay hội chứng ống cổ tay.




Đôi nét về hội chứng ngón tay bật


Không cần phẫu thuật, không xâm lấn - Điều trị hội chứng ngón tay bật



Không cần tiến hành phẫu thuật vẫn có thể điều trị ngón tay bật

Trường hợp bệnh nhân không thể hoặc không cần đến phương pháp phẫu thuật để chữa ngón tay bật. Bác sỹ sẽ kê một liệu trình thuốc chống viêm không chứa steroidal. Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì cần phải trị liệu với nẹp tay và điều chỉnh hoạt động. Nói chung phương pháp không cần phẫu thuật chỉ áp dụng có hiệu quả với người ở cấp độ I, II.


Có xâm lấn, không phẫu thuật - Điều trị hội chứng ngón tay bật

Một cách khác điều trị hội chứng ngón tay bật đó là thực hiện có xâm lấn nhưng không phẫu thuật. Bác sỹ sẽ tiêm trực tiếp vào màng quanh gân gấp với thuốc gây tê cục bộ và chứa chế phẩm corticosteroid. Hai chất này sẽ chữa viêm vùng mô ròng rọc A1 và giảm nhẹ các triệu chứng của ngón tay cò súng. Hiệu quả của nó có thể là trong thời dàn dài hoặc ngắn tùy vào nguy cơ tái phát. Tuy vậy, không được tiêm quá nhiều lần bởi có thể làm yếu gân khiến gân bị tách nhẹ. Trường hợp nên sử dụng phương pháp này đó là khi hội chứng ngón tay bật đang ở cấp độ II, III.


Điều trị hội chứng ngón tay bật bằng phẫu thuật

Trường hợp hội chứng ngón tay bật của người bệnh đã quá nặng thì cần phẫu thuật. Bác sỹ sẽ cắt bỏ vùng mô ròng rọc A1, mô ròng rọc hình tròn và có thể cả một phần của mô ròng rọc A2. Sau khi phẫu thuật thì việc tái phát lại hội chứng này ít khi xảy ra. Trường hợp người bệnh đã mắc ở cấp độ IV thì bác sỹ sẽ giải phóng một số khớp để có thể uốn gặp được. Cùng với đó, bác sỹ sẽ rạch thêm một đường khác ở vùng khớp tay để có thể giải phóng được các khớp đó.


Lời kết


Trên đây là những chia sẻ về các phương pháp điều trị hội chứng ngón tay bật hiệu quả. Nếu như bạn còn câu hỏi nào liên quan đến căn bệnh ngón tay bật thì hãy để lại bình luận tại trang wed https://ngontaybat.com/ để được giải đáp nhé.
 
Top