Một số nguyên tắc khi dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân

#1
Rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là điều cha mẹ cần phải thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Vậy các bậc cha mẹ cần lưu ý những nguyên tắc nào khi dạy con cách tự bảo vệ bản thân mình?

Thường xuyên nói chuyện trao đổi với trẻ

Nguyên tắc đầu tiên mà cha mẹ không được bỏ qua khi dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân là thường xuyên nói chuyện trao đổi với trẻ. Điều này không chỉ giúp cha mẹ biết được những gì trẻ đã trải qua sau một ngày mà còn giúp xây dựng niềm tin của trẻ với cha mẹ. Nhờ đó mà trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ dàng chia sẻ về những vấn đề với cha mẹ. Dưới đây là một số gợi ý giúp cha mẹ có thể trò chuyện với trẻ một cách hiệu quả hơn:

Giao tiếp bằng mắt

Mỗi khi cha mẹ nói chuyện với con mình hoặc ngược lại, cha mẹ cần phải duy trì giao tiếp bằng mắt. Duy trì giao tiếp bằng mắt cho thấy cha mẹ là người tích cực và chú ý trong cuộc trò chuyện.
Dạy trẻ cách nói ‘Không’

Đây là điều cần thiết để dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Nhiều trẻ vẫn còn nhút nhát và không thể kiên quyết từ chối yêu cầu của người khác dù trẻ không thích. Cha mẹ cần phải giáo dục con về cách nói ‘Không’ trong những tình huống khiến trẻ không thoải mái. Cha mẹ nên cho trẻ biết rằng từ chối một cách quyết liệt là cách để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Đồng cảm với cảm xúc của trẻ

Khi cha mẹ đồng cảm với cảm xúc của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng và an toàn. Điều này cũng sẽ giúp trẻ dễ mở lòng và chia sẻ mọi thứ với cha mẹ.

Giải thích rõ ràng

Khi rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ, việc giải thích rõ ràng mọi việc sẽ giúp trẻ nhận thức và ghi nhớ tốt hơn những lời dặn của cha mẹ. Để có thể giải thích cho trẻ một cách rõ ràng hơn, cha mẹ nên:

Tìm hiểu những gì trẻ đã biết

Đầu tiên, cha mẹ hãy hỏi trẻ về những gì chúng đã nghe hoặc biết. Việc này sẽ giúp cha mẹ hiểu được mức độ nhận thức vấn đề của trẻ.

Cung cấp bối cảnh và quan điểm

Trẻ em cần hiểu hoàn cảnh xung quanh một vấn đề để hiểu đầy đủ về vấn đề đó. Vậy nên cha mẹ hãy cung cấp đủ thông tin để trẻ có được một cái nhìn tổng quát.

Giải quyết sự tò mò của trẻ

Khi trẻ có những câu hỏi về một vấn đề nào đó, nhất là những vấn đề nhạy cảm, cha mẹ nên chủ động định hướng thông tin cho trẻ để tránh việc trẻ tiếp xúc với những thông tin lệch lạc.

Khuyến khích tư duy phản biện

Cha mẹ nên đặt những câu hỏi mở để trẻ suy nghĩ sâu hơn về chủ đề được nói đến. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu vấn đề một cách rõ ràng hơn. Cha mẹ có thể đặt những câu hỏi như "Điều này khiến con nghĩ gì?", "Tại sao con lại nghĩ như thế?"...

Không quát mắng trẻ

Khi dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, cha mẹ nên nhẹ nhàng, kiên nhẫn với trẻ chứ không nên quát mắng. Lý do là bởi:

Trẻ em rất nhạy cảm

Nhiều cha mẹ có thể nghĩ rằng trẻ không biết gì về môi trường xung quanh nhưng thực tế không phải như vậy. Trẻ khá tinh ý, dễ ấn tượng và nhạy cảm với cách mà trẻ được đối xử. Những lời mắng mỏ nặng nề có thể làm suy giảm sức khỏe tâm lý và tình cảm của trẻ. Sự tổn thương này thậm chí có thể khiến trẻ cảm thấy cô đơn, khiến trẻ dễ bị trầm cảm và lo lắng.

Làm mất lòng tự tin của trẻ

Những lời la mắng quá mức có thể làm tiêu tan lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ. La mắng quá mức khiến đứa trẻ không an tâm về giá trị của chúng. Trẻ cũng có thể bắt đầu đặt câu hỏi và đánh giá thấp khả năng của mình và tin rằng họ không bao giờ có thể đủ tốt. Dần dần, trẻ sẽ trở nên rụt rè, tự ti và nhút nhát. Và những đứa trẻ như thế thường là “con mồi” yêu thích của những kẻ có ý đồ xấu.

Phá hỏng sự gần gũi giữa cha mẹ và con cái

Khi thường xuyên bị cha mẹ quát mắng, trẻ sẽ không còn cảm nhận được sự gần gũi, quan tâm của cha mẹ. Điều này sẽ khiến trẻ không còn muốn chia sẻ với cha mẹ. Và khi có chuyện xảy ra, trẻ sẽ thường chọn cách dấu diếm, khiến tình hình tồi tệ hơn.

Sử dụng đóng kịch

Một phương pháp rất hiệu quả để rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là sử dụng trò đóng kịch. Cách này sẽ giúp trẻ hiểu và ghi nhớ tốt hơn cách phản ứng trong những trường hợp cụ thể. Ví dụ về một số tình huống cha mẹ có thể luyện tập cùng trẻ:
  • Trẻ em đợi xe buýt hoặc đi xe buýt về nhà
Khi đang đợi xe buýt ở trường, trẻ được một người lạ đến gần và nói: “Mẹ cháu bị ốm và nhờ chú đến đón và đưa cháu về nhà”. Dạy trẻ rằng không bao giờ lên xe với người mà trẻ không quen biết hoặc không biết rõ. Trẻ nên ngay lập tức quay lại trường và nhờ bảo vệ hoặc giáo viên gọi điện thoại cho cha mẹ.
  • Trẻ ở nhà một mình và có người gọi cửa/chuông cửa reo
Dạy trẻ tuyệt đối không mở cửa cho người khác khi ở nhà một mình. Trẻ nên mặc kệ tiếng chuông cửa và tránh nhìn ra cửa sổ, nơi trẻ có thể nhìn thấy những người bên ngoài ngôi nhà. Nếu người gõ cửa hét lên qua cánh cửa rằng đó là trường hợp khẩn cấp, hãy dạy trẻ gọi cho cha mẹ hoặc 113 và tuyệt đối không mở cửa.
  • Trẻ đang đứng bên ngoài để chờ cha mẹ đến đón và một người lạ nói cho trẻ đi nhờ. Trẻ từ chối, nhưng người lạ cố gắng kéo trẻ về phía xe của người lạ.
Dạy trẻ hét lớn lên rằng “người này không phải là cha / mẹ của con”. Nếu trẻ chỉ chống trẻ hoặc la hét không thành lời, trẻ có thể bị những người qua đường sẽ chỉ nghĩ là trẻ đang nổi cơn tam bành. Tuy nhiên, nếu trẻ nói rõ với những người xung quanh rằng người lạ không phải là cha mẹ của mình, họ sẽ có nhiều khả năng can thiệp và giúp đỡ hơn. Dạy con làm bất cứ điều gì có thể để tránh bị lên xe của người lạ, bao gồm la hét, đá, đánh hoặc cắn.

Đưa ra những quy tắc:

Một nguyên tắc khác mà cha mẹ nên lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân là đưa ra những quy tắc: an toàn và không an toàn; được phép và không được phép.

Điều này có nghĩa là cha mẹ nên liệt kê cụ thể những hành vi an toàn và không an toàn, được phép và không được phép của người khác với trẻ. Ví dụ, nếu người khác đụng chạm với trẻ thì:
  • Đụng chạm an toàn: là những động tác giúp trẻ an toàn và tốt cho trẻ, đồng thời khiến trẻ cảm thấy được chăm sóc và quan trọng. Những động chạm an toàn có thể bao gồm ôm, vỗ nhẹ vào lưng và quàng tay qua vai. Những động chạm an toàn cũng có thể bao gồm những động chạm có thể gây đau, chẳng hạn như lấy mảnh vỡ. Giải thích cho trẻ hiểu rằng khi hành vi đó là vì sức khỏe của trẻ.
  • Đụng chạm không an toàn: là những động chạm làm tổn thương cơ thể hoặc cảm giác của trẻ (ví dụ: đánh, đẩy, véo, đá, chạm vào vùng nhạy cảm…). Dạy trẻ rằng những kiểu đụng chạm này là không ổn.

Trên đây là những quy tắc để dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Cha mẹ hãy giúp trẻ rèn luyện kỹ năng này càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Bài viết tham khảo:
HTML:
https://cungdihoc.com/mot-so-nguyen-tac-khi-day-con-ky-nang-tu-bao-ve-ban-than/
 
Top