15 mốc khám thai định kỳ chuẩn cho bà bầu không nên bỏ qua - me2be

#1
Trong thời gian mang thai, bạn nên được chăm sóc sức khỏe và theo dõi thai kỳ một cách tốt nhất thông qua việc thực hiện đúng lịch khám thai định kỳ cũng như lịch siêu âm thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Qua đó, bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, giúp hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ.
Tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là một trong những việc rất quan trọng mà mẹ bầu không được bỏ qua. Dưới đây là 15 mốc khám thai định kỳ quan trọng được khuyến cáo bởi các bác sĩ sản khoa:


1. Lần khám thai đầu tiên
Thông thường, khám thai lần đầu thường thực hiện khi bạn có thai khoảng 5–8 tuần. Đây là một trong các mốc khám thai quan trọng nhất để đánh giá liệu bạn có thai hay không, xác định vị trí làm tổ của phôi thai cũng như tim thai.
Trong lần khám thai đầu tiên này, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các chỉ định sau:
  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao để tính chỉ số BMI của cơ thể nhằm đánh giá xem bạn có bị thừa cân, béo phì hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm soát cân nặng khi mang thai nhằm hạn chế các biến chứng thai kỳ có thể xảy ra.
  • Đo huyết áp để xem bạn có bị huyết áp cao hay không, có nguy cơ bị tiền sản giật không.
  • Thử nước tiểu, kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (hCG) để biết chắc bạn đang mang thai, phôi thai đang phát triển bình thường.
  • Siêu âm kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai nhằm kịp thời phát hiện các bất thường như thai ngoài tử cung…
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinhdựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
Ngoài ra, bạn có thể phải tiến hành các xét nghiệm máu để kiểm tra tổng quát sức khỏe mẹ cũng như một số bệnh lây truyền ảnh hưởng thai nhi như:
  • Viêm gan B
  • Bệnh giang mai
  • HIV/AIDS
  • Nồng độ hemoglobin
  • Yếu tố Rh
  • Nhóm máu
  • Rubella
  • Chức năng đông cầm máu; Chức năng gan, thận.
Những xét nghiệm kể trên thường được chỉ định thực hiện khi bạn đã mang thai được 8 tuần. Do đó, nếu đi khám thai khi thai chưa qua 8 tuần, mẹ bầu sẽ không cần thực hiện các xét nghiệm này.
Cũng tại lần khám thai định kỳ này, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một vài vấn đề sau:
  • Tư vấn cho bạn uống bổ sung axit folic nhằm ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh.
  • Tư vấn về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, chế độ ăn uống và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Cảnh báo các yếu tố lối sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hoặc sức khỏe của em bé, chẳng hạn như làm việc trong môi trường độc hại, hút thuốc, sử dụng ma túy và uống rượu, dùng các chất kích thích khác.
  • Tư vấn về các xét nghiệm sàng lọc trước sinh mà có thể bạn cần phải tiến hành trong thai kỳ.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần cung cấp cho bác sĩ biết các thông tin liên quan đến thai kỳ như:
  • Thông tin về chu kỳ kinh nguyệt của bạn (đều hay bất thường)
  • Bạn từng bị sẩy thai, sinh non, tiền sản giậthoặc nhiễm trùng ở lần mang thai hay lần sinh trước
  • Bạn đang điều trị một căn bệnh mãn tính, như bệnh đái tháo đường hoặc cao huyết áp
  • Bạn đang dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó. Nếu có thể, hãy mang sổ khám bệnh, đơn thuốc hoặc thuốc mà bạn đang uống theo để bác sĩ biết cụ thể
  • Bạn hoặc bất kỳ người thân trong gia đình từng có con bị dị tật bẩm sinh như: Down, nứt đốt sống…
  • Bạn hay người thân trong gia đình mắc một căn bệnh di truyền như tế bào hình liềmhoặc xơ nang.
Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn lịch khám thai định kỳ cho lần tiếp theo sau khoảng 4 tuần. Đôi khi lịch khám thai định kỳ này có thể chỉ sau lần khám đầu tiên khoảng 1–2 tuần. Điều đó phụ thuộc vào sức khỏe của bạn hoặc tình trạng phát triển của thai nhi, tuổi thai. Bạn nên đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ và đừng quên mang theo sổ khám thai định kỳ nhé!
2. Lần khám thai thứ 2
Nếu lần khám thai đầu tiên, bạn đi khám ngay sau khi mới biết có thai (thai nhỏ hơn 5 tuần), trên siêu âm chưa kiểm tra được tim thai hoặc phôi thai, bác sĩ sản khoa sẽ hẹn bạn khám thai lần thứ hai khi thai khoảng 8 tuần.
Ở lần khám thai định kỳ này, bác sĩ vẫn tiến hành các thăm khám thường quy như kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, thử nước tiểu, thử máu và siêu âm để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi. Đồng thời kiểm tra tim thai, tình trạng động thai nếu có. Thời điểm sau 8 tuần cũng là mốc để tính ngày dự sinh cho thai nhi theo siêu âm chính xác nhất.
Xem thêm: 15 mốc khám thai định kỳ chuẩn cho bà bầu không nên bỏ qua
 
Top