Đau dạ dày khi mang thai phải làm sao

#1
Đau dạ dày khi mang thai thường là phản ứng thông thường của cơ thể bà bầu để có thể thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau dạ dày trong thai kỳ có thể là cảnh báo một số bệnh nguy hiểm mà phụ nữ mang thai nên biết.

1. Những nguyên nhân thông thường

Việc đau dạ dày có thể xảy ra ở các thời điểm trong thai kỳ và thường là không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Những nguyên nhân thông thường như:
  • Đau dây chằng tròn: Những cơn đau nhức, cảm tưởng như vùng bụng bị đâm mỗi khi thay đổi tư thế, hoặc đau buốt, đau nhói. Khi tử cung phát triển để phù hợp với kích thước của thai nhi, phần dây chằng tròn quanh tử cung giãn ra, gây ra sự bất tiện này. Chứng đau dây chằng tròn thường xảy ra vào khoảng tuần thứ 14 của thai kỳ và thường là không gây hại.
  • Khí gas và chứng táo bón: Nguyên nhân của khí gas trong thai kỳ là do nồng độ progesterone cao (đây là loại hoocmon giúp giữ trứng trong tử cung, tránh sảy thai). Khi loại hoocmon này được tiết ra, nhu động ruột giảm làm việc tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Để tránh tình trạng này, bà bầu nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và các thức ăn dạng mềm, dễ tiêu.
  • Cơn gò Braxton-Hick: đôi khi nó cũng được gọi là “cơn gò chuyển dạ giả”, nó thường gây phiền phức hơn là gây hại cho mẹ và bé. Những cơn gò này xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ, và thường gây ra cảm giác tức bụng. Một điều cần lưu ý là phải phân biệt cơn gò Braxton-Hick với một cơn gò chuyển dạ thật. Các cơn gò chuyển dạ thật sẽ đến liên tục, trong một khoảng thời gian dài, và gây đau dữ dội. Các cơn gò chuyển dạ giả thường sẽ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và biến mất khi bà bầu nằm ở tư thế nghỉ ngơi. Ngoài ra, chúng cũng sẽ không tăng mức độ đau theo thời gian. Bà bầu nên uống nhiều nước, chuyển sang nằm nghiêng sang trái để giảm bớt ảnh hưởng của cơn gò Braxton-Hick.
  • Những hiện tượng khó chịu thông thường: Trong quá trình mang thai, bà bầu thường phải trải qua nhiều hiện tượng khó chịu khác, song đa phần chúng không nguy hiểm. Có thể kể đến như tăng kích thước tử cung, vi khuẩn dạ dày, kích ứng với thực phẩm, …
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Việc ăn ít rau xanh, sử dụng các loại đồ uống không tốt cho thai phụ, ít vận động đều có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, từ đó dẫn đến việc đau dạ dày, nghiêm trọng hơn có thể phát triển thành những bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản. (Đối với các bệnh liên quan đến dạ dày, lão nhà quê có bài viết về phương thuốc tại đây).



Đau dạ dày khi mang thai

2. Bà bầu cần đi khám ngay nếu?

Tuy việc đau dạ dày khi mang thai thường là không có gì đáng ngại, nhưng một số ít trường hợp chúng có thể là biểu hiện của những chứng bệnh nguy hiểm, trong đó có thể kể đến như:
  • Mang thai ngoài tử cung: đây là biến chứng thai kỳ mà trứng làm tổ ở ngoài tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Đối với mang thai ngoài tử cung, bà bầu buộc phải nhận sự can thiệp y khoa. Những phụ nữ không may gặp phải trường hợp này sẽ thường trải qua những cơn đau dữ dội và chảy máu trong tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Đối tượng dễ gặp phải mang thai ngoài tử cung gồm: những người từng bị mang thai ngoài tử cung trước đó, lạc nội mạc tử cung, thắt ống dẫn trứng, sử dụng vòng tránh thai (IUD). Ngoài ra, lão nhà quê có bài thuốc “GỬI CÁC MẸ MONG CON” hỗ trợ các chị em gặp khó khăn trong việc mang thai mau chóng có bầu an toàn.
  • Nhau bong non: Nhau bong non là một biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng với việc nhau thai bong ra khỏi tử cung trước khi sinh. Biểu hiện của nó là những cơn đau dữ dội và dai dẳng ở vùng bụng, thậm chí là chảy máu nghiêm trọng ở mẹ.
  • Sảy thai trong 20 tuần đầu tiên: Có 10~15% thai phụ gặp tình trạng sảy thai trong 20 tuần đầu tiên, thường là vào tuần thứ 13 của thai kỳ. Biểu hiện thường gặp là: đau bụng, đau lưng nghiêm trọng, cơn gò chuyển dạ thật (trong vòng 5~20 phút), xuất hiện vết bầm tím, sưng không rõ nguyên nhân, chảy máu âm đạo.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Nếu phụ nữ mang thai không vệ sinh cẩn thận thì rất dễ mắc nhiễm trùng đường tiểu. Chứng bệnh này gây ra đau buốt khi đi tiểu, và đôi khi là đau nhẹ ở vùng bụng. Nếu bạn gặp đau lưng, đau dưới sườn, có thể đi kèm sốt, buồn nôn, đổ mồ hôi, ớn lạnh, thì rất có khả năng bạn mắc chứng nhiễm trùng đường tiểu.
  • Tiền sản giật: Tiền sản giật là một chứng rối loạn trong thai kỳ điển hình bằng việc có huyết áp cao và lượng protein lớn trong nước tiểu, thường bắt đầu sau 20 tuần thai kỳ. Biểu hiện của nó là cơn đau bụng dưới, thường ở dưới mạn sườn bên phải, có thể đi kèm buồn nôn, nôn mửa.

Trong trường hợp bà bầu có những triệu chứng dưới đây thì nên đi khám ngay lập tức. Chúng bao gồm:
  • Đau dai dẳng, nghiêm trọng
  • Bầm tím hoặc chảy máu
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Khí hư có màu bất thường
  • Đau đầu nhẹ
  • Tiểu buốt, rát
  • Nôn ói
3. Một số biện pháp giảm đau dạ dày khi mang thai

Phụ nữ mang thai có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm ảnh hưởng của những cơn đau trong thai kỳ:
  • Vận động thường xuyên bằng các bài tập dành cho thai phụ. Bà bầu có thể tập theo các bài yoga cho thai phụ, vừa giúp giảm đau, tránh táo bón, còn giúp cho việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
  • Uống nhiều nước. Không uống đồ lạnh, đồ uống có gas hoặc có cồn.
  • Không sử dụng các chất kích thích.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong một ngày. Chế biến các món ăn dễ tiêu, nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất.
  • Nằm nghiêng sang trái.
  • Giữ cho tinh thần thoải mái.

4. Bài thuốc của lão nhà quê cho phụ nữ đau dạ dày khi mang thai

Lão nhà quê xin giới thiệu bạn bài thuốc CHỮA BỆNH KIẾT LỴ có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh đau dạ dày cho phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, quá trình mang thai đòi hỏi mẹ bầu cần phải chú ý tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ. Sau khi sinh con, mẹ bầu cũng không được lơ là bởi hậu sản sức khỏe của mẹ cũng vẫn còn đang yếu, dễ mắc bệnh. Mẹ bầu có thể tham khảo bài thuốc MẸ BỈM SỮA của lão nhà quê để trang bị cho mình kiến thức hậu sản tốt nhất.
 
Top