1001+ Tips nhỏ giúp lời mời đám cưới qua điện thoại tinh tế và lịch sự

#1
Nói đến kết hôn, mọi người luôn quan niệm rằng đây là một sự kiện trang trọng và vì tôn trọng khách mời nên việc in thiệp mời là điều tất nhiên. Nhưng do bận rộn công việc, bạn không thể gửi thiệp hồng tận tay cho khách được. Vì thế, hãy cùng Sansan Luxury Wedding học cách nhắn gửi lời mời đám cưới qua điện thoại một cách tinh tế và lịch sự nhé!

Khi nào nên dùng lời mời đám cưới qua điện thoại ?
Cũng là vì xã hội quá bận rộn và không phải ai cô dâu chú rể cũng có thể đưa thiệp được nên việc mời đám cười qua điện thoại là một giải pháp được nhiều người sử dụng. Thế nhưng, lời mời đám cưới qua điện thoại thế nào là lịch sự và tôn trọng khách mời, không làm phật lòng họ thì chưa chắc gì ai cũng biết.

Để giải quyết tình trạng này, Sansan gợi ý cho bạn là bạn hãy mời đám cưới qua điện thoại, vừa tiết kiệm thời gian cho bạn mà lại dễ dàng hơn cho khách mời.





Chẳng có cô dâu chú rể nào lại không muốn đưa trực tiếp cho khách mời của mình tấm thiệp hồng. Nhưng vì hoàn cảnh nên mới phải như vậy. Có người không hài lòng nhưng cũng có người thông cảm. Ăn thua là do lời mời của bạn có đủ tế nhị và lịch sự hay không mà thôi.

Dù thế nào thì câu mở đầu bạn cũng nên xin lỗi vì không thể trực tiếp trao tận tay thiệp cưới. Hãy dùng văn phong một cách thật trang trọng và lịch sự. Nhớ nói thật rõ lí do khách quan hay chủ quan mà bạn phải gọi điện/nhắn tin thay vì đưa thiệp mời. Như vậy khách mời sẽ dễ thông cảm cho bạn hơn.



Khách nào thì dùng lời mời đám cưới qua điện thoại?
Nhớ rằng không phải người nào bạn cũng có thể mời cưới qua điện thoại. Đặc biệt là các bậc cao niên thì càng không nên. Nếu không còn cách nào khác thì bạn nên nhờ bố mẹ gọi điện mời giúp để thể hiện sự thành kính. Còn bạn sẽ là người gọi trực tiếp với những đối tượng sau:

  • Người nhà, họ hàng thân thiết
  • Bạn bè có mối quan hệ lâu năm.
  • Khách mời ở quá xa, khó chuyển thiệp bằng cách gửi nhờ hoặc đường bưu điện.
[perfectpullquote align="full" bordertop="false" cite="" link="" color="" class="" size=""]Bạn đã viết thiệp cưới chưa? Nếu chưa thì tham khảo ngay hướng dẫn dâu rể cách viết thiệp mời đám cưới chuẩn. Để tránh gặp những sai lầm khi viết thiệp cưới nhé![/perfectpullquote]



Người nhà, họ hàng thân thiết thì nên có lời mời cưới như thế nào?
Ngoài cách chọn phương án chuyển thiệp mời giấy vào đúng địa chỉ bằng đường bưu điện đối với người thân hoặc bạn bè ở xa, thì dùng điện thoại sẽ là một phương án tối ưu của hai bạn.

Nếu người thân ở xa là bậc vai vế ngang bố mẹ, thì bố mẹ có thể gọi điện trực tiếp và mời theo kiểu truyền thống cha ông ta ngày xưa vẫn làm. Nếu là bạn bè ở xa, thì những ứng dụng như messenger hay zalo… rất hữu ích cho việc chụp hình tấm thiệp qua kèm thêm lời mời thân mật.

Điều này vừa thể hiện sự trang trọng, vừa gần gũi gân thương. Khách mời sẽ không trách cứ bạn đâu!



Bạn bè thân thiết, tri kỷ, có mối quan hệ lâu năm thì lời mới cưới ra sao?
Đã gọi là tri kỷ, thì mình mời kiểu gì họ cũng sẽ đi. Một dòng tin nhắn chat vui “Hôm đó đám cưới tao! Mày không đi được thì chuyển khoản qua cũng được!”. Tất nhiên là phải gửi thiệp mời cho người đó để tạo sự nghiêm túc cho đám cưới của mình.

Nhưng bạn biết đó, người bên cạnh bạn trong lúc chuẩn bị đám cưới, ngoài chồng tương lai thì những người bạn thân sẽ là lựa chọn tiếp theo mà!



Thời điểm nào thì mời đám cưới qua điện thoại là phù hợp?
Cũng như mời thiệp giấy bình thường, bạn nên mời bạn bè qua điện thoại trước khoảng 8 đến 12 ngày là hợp lý. Với khoảng thời gian này, bạn có thể để khách mời có thời gian suy nghĩ và sắp xếp công việc một cách hợp lý.

Điều nhỏ nhặt này vừa thể hiện phong thái lịch sự, vừa muốn nhắn nhủ với người được mời rằng “tôi rất muốn mời bạn thông qua thiệp giấy, nhưng điều kiện không cho phép!”.



Những lưu ý khi bạn mời đám cưới qua điện thoại
Thứ nhất, về thời gian gửi lời mời đám cưới qua điện thoại

Ngoài gợi ý nói trên, trước 1 tuần khi cưới bạn nên gọi điện thoại xác nhận và nhắc nhở lại địa điểm cũng như thời gian một lần nữa cho khách mời (đối với những khách mời gọi bằng điện thoại).



Thứ hai, về nội dung lời mời đám cưới qua điện thoại
Mặc dù việc mời cưới qua điện thoại không còn là điều gì đó quá khắc khe về hình thức như hồi xưa, nhưng nội dung cũng cần phải đủ những thứ cần thiết như: thời gian, địa điểm, yêu cầu về dresscode (nếu có), nhấn mạnh rằng “sự hiện diện của bạn là niềm hạnh phúc của chúng tôi”.

Ngoài ra, hãy nói họ thông cảm cho sự bất tiện này vì không thể gửi giấy mời được (bởi vì lý do khách quan hoặc chủ quan).

Khi đã xác định mời đám cưới qua điện thoại, ngoại trừ trường hợp những người đã biết địa chỉ nhà của cô dâu chú rể, bạn cần phải thông báo cho họ địa chỉ rõ ràng, tránh trường hợp đi nhầm, đi sai địa chỉ.

Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp "dở khóc dở cười” như vậy, và lúc này việc quan khách “bực bội” với cô dâu chú rể là điều khó tránh khỏi. Do đó, hãy cẩn thận nói rõ cho họ địa chỉ, hoặc thậm chí chụp hình thiệp cưới gửi qua để họ biết, đừng biến ngày vui của mình thành điều khó chịu của người khác.



Thực ra việc mời cưới qua điện thoại không còn quá khắt khe như ngày xưa nhưng trong lời mời bạn phải giữ được sự chân thành và tôn trọng khách mời. Sansan vẫn mong rằng bạn hãy đưa tận tay thiệp mời, nhưng vì hoàn cảnh nên đây là giải pháp ưu việt nhất mà chúng tôi muốn gợi ý cho bạn.
 
Top