Bỏ túi ba mẹ có biết trẻ bao lâu mọc răng hàm và cần lưu ý những gì?

#1
Tìm hiểu trẻ bao lâu mọc răng hàm?

Răng hàm là một bộ phận vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp bé dễ dàng nghiền nát thức ăn trước khi xuống dưới dạ dày. Nhờ có răng hàm, hệ thống tiêu hoá của bé sẽ hoạt động tốt hơn. Các chất dinh dưỡng sẽ được bé hấp thụ tối đa. Chính vì thế, việc mọc răng hàm có vai trò vô cùng quan trọng đối với hành trình phát triển của bé. Vậy ba mẹ có biết trẻ bao lâu mọc răng hàm?
Các chuyên gia cho biết, răng hàm của bé sẽ mọc khi răng cửa mọc hoàn chỉnh. Thông thường, các răng sẽ mọc trong thời gian bé từ 13 – 19 tháng tuổi. Cùng với đó, các răng hàm trên sẽ mọc đầu tiên, cách vị trí răng cửa 1 khoảng để tạo chỗ trống cho răng nanh.
Kể từ khi bé 14 – 18 tháng tuổi, 2 chiếc răng hàm dưới sẽ mọc. Chúng mọc đối xứng với 2 chiếc răng hàm trên. Thời điểm này, 4 chiếc răng hàm của bé đã hoàn thiện. Tiếp tục tới tháng 23 – 31, các chiếc răng hàm dưới bên cạnh sẽ tiếp tục mọc. Bé được 25 – 33 tháng tuổi thì các răng hàm trên sẽ mọc hoàn thiện.
Thời gian trên là bé mọc răng sữa. Tới năm 5 – 6 tuổi, bé sẽ mọc răng hàm mới. Chúng sẽ tồn tại với bé tới hết cuộc đời. Răng hàm thường sẽ mọc lâu hơn so với các răng khác. Trong khoảng thời gian bé mọc răng sẽ có những khó chịu nhất định. Ba mẹ cần chú ý quan sát chăm sóc để giúp bé giảm khó chịu trong thời gian này.
Ba mẹ nên làm gì để giảm đau khi bé mọc răng hàm?
Trên thực tế, mỗi bé có một cơ địa khác nhau và thời gian mọc răng hàm cũng khác. Vậy nên thời gian trẻ bao lâu mọc răng hàm sẽ không cố định ở mọi bé. Nhưng chắc chắn một điểm giống nhau là trong thời gian mọc răng; bé sẽ không thể thoải mái ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Để cải thiện các vấn đề phát sinh, ba mẹ hãy chú ý một số điểm dưới đây:
Trường hợp bé bị sốt
Khi mọc răng, bé sẽ xuất hiện hiện tượng sốt. Mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng cách dùng khăn ấm lau người cho bé. Đặc biệt là các bộ phận như trán, nách, bẹn,… Nên cho bé mặc những trang phục rộng rãi, lau lưng cho bé thường xuyên. Tránh để bé đổ mồ hôi quá nhiều dẫn tới thấm ngược lại vào cơ thể gây cảm lạnh.
Nếu bé sốt cao trên 38,5 độ C thì ba mẹ nên đưa bé đi khám. Các bác sĩ sẽ giúp kê các đơn thuốc sao cho phù hợp. Ba mẹ tránh cho bé sử dụng các loại thuốc tràn lan gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Về chế độ ăn uống
Trong thời gian ăn uống, chế độ ăn uống của bé sẽ bị gián đoạn. Bé có thể biếng ăn, chán ăn hơn. Ba mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày cho bé. Không nên bắt ép bé ăn quá nhiều. Điều này sẽ khiến bé sợ ăn uống, quấy khóc nhiều hơn.
Vì bé mọc răng nướu sẽ bị sưng nên ba mẹ hãy ưu tiên các thức ăn được nấu nhừ, dễ nuốt. Đặc biệt nên cho bé ăn nhiều thức ăn mát để giảm đau, dễ chịu hơn. Ba mẹ nên cho bé ăn một số loại hoa quả, rau củ có chứa nhiều vitamin C, A, chất xơ… Chúng sẽ giúp bé giảm thiểu viêm nhiễm, sưng nướu hữu hiệu.
Bổ sung vitamin D3 hỗ trợ bé mọc răng chắc khoẻ
Để hỗ trợ bé mọc răng chắc khoẻ, ba mẹ hãy chú ý bổ sung đầy đủ vitamin D3 cho bé. Đây là vi chất có nhiệm vụ hỗ trợ bé hấp thụ canxi và phốt pho tối ưu. Đặc biệt, vitamin D3 còn có chức năng giúp bé vận chuyển canxi vào xương và răng. Nhờ đó đây là hoạt chất không thể thiếu để bé có được hệ răng chắc khoẻ.
Xem thêm: VitaDHA Baby Drops
Các chuyên gia khuyên ba mẹ nên bổ sung vitamin D3 cho bé ngay từ khi mới chào đời. Điều này sẽ giúp bé phát triển khoẻ mạnh nhất. Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm vitamin D3 cho bé sơ sinh rất đa dạng. Ba mẹ hãy ưu tiên lựa chọn cho bé vitamin D3 nhỏ giọt. Bé sẽ dễ dàng hấp thụ dưỡng chất và sử dụng dễ dàng hơn.
 
Top