Các bệnh phụ khoa phổ biến và cách phòng tránh

#1
Hầu hết phụ nữ đều từng mắc một loại bệnh phụ khoa một lần trong đời. Nhiều trường hợp còn tái mắc bệnh phụ khoa nhiều lần. Nếu mắc bệnh phụ khoa trong thời gian dài đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, thậm chí gây vô sinh.

1. Các bệnh phụ khoa là gì?

Về cơ bản, cơ quan sinh dục nữ gồm:
  • Bộ phận bên ngoài cơ quan sinh dục: âm vật, môi, âm hộ, âm đạo
  • Bộ phận bên trong cơ quan sinh dục: cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng

Bệnh phụ khoa là các bệnh vùng kín ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, lâu dài có thể gây ra tình trạng hiếm muộn, vô sinh, thậm chí là các biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng.

2. Nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa, trong đó không thể kể đến là stress và nếp sống không lành mạnh. Có thể kể đến như:

2.1. Quan hệ không an toàn

Việc quan hệ không an toàn khiến phụ nữ cũng như nam giới có nguy cơ cao mắc các bệnh vùng kín, bởi quá trình quan hệ không an toàn (ví dụ như không dùng bao cao su) dễ khiến cho vi khuẩn hại xâm nhập vào cơ quan sinh dục cũng như tăng nguy cơ lây lan các bệnh lây nhiễm như giang mai, lậu, HIV. Thêm nữa, việc quan hệ thô bạo có thể gây tổn thương vùng kín, thậm chí khiến bàng quang, hậu môn, ruột cũng bị ảnh hưởng.

2.2. Phá thai

Một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa có thể kể đến là phá thai, nhất là nếu thực hiện phá thai tại những cơ sở không chất lượng. Việc phá thai không chỉ khiến cho vi khuẩn hại dễ xâm nhập vào tử cung mà còn có thể để lại nhiều hậu quả/di chứng nguy hiểm (chẳng hạn, nếu nữ giới phá thai ở độ tuổi quá nhỏ thì rất khó có con sau này). Ngoài ra, theo như các chuyên gia, sau khi phá thai, cơ quan sinh dục nữ cực kỳ nhạy cảm. Nếu việc quan hệ hay vệ sinh không đảm bảo thì rất dễ khiến tử cung và âm đạo nhiễm vi khuẩn.

2.3. Làm việc quá sức, thiếu dinh dưỡng và stress lâu dài

Làm việc quá sức, thiếu dinh dưỡng, stress lâu dài, tóm lại là một lối sống không khoa học sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể, và một trong những cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên sẽ là cơ quan sinh dục. Thực hiện một lối sống không khoa học rất dễ khiến cơ thể rơi vào tình trạng rối loạn tiết tố, từ đó lượng estrogen (một hoocmon sinh dục quan trọng ở nữ) cũng như chu kỳ kinh nguyệt cũng bị rối loạn theo. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là chu kỳ kinh nguyệt không đều, luôn thấy mệt mỏi, không có sức sống, khí hư có thể có màu lạ.

2.4. Vệ sinh vùng kín sai cách

Vùng kín là một bộ phận vô cùng nhạy cảm, chỉ một thay đổi nhỏ (chẳng hạn như rối loạn nội tiết, mất cân bằng vi khuẩn vùng kín, v.v) đều có thể khiến nó mắc bệnh. Nhiều chị em nhận ra tầm quan trọng của vệ sinh vùng kín song nhiều khi vệ sinh vùng kín chưa đúng cách. Chẳng hạn như, Nhiều trường hợp vệ sinh vùng kín quá sạch, vô tình khiến cho mất cân bằng vi khuẩn vùng kín (tại vùng kín luôn có một lượng vi khuẩn có lợi tồn tại, việc vệ sinh vùng kín quá sạch sẽ khiến “trôi” đi những vi khuẩn này.)


Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa

3. Các bệnh phụ khoa phổ biến

Có thể chia các bệnh phụ khoa thành các nhóm sau:

a) Gây đau đớn trong khi quan hệ:
  • Co thắt âm đạo
  • Cổ tử cung bị tổn thương
  • U xơ tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Chứng viêm vùng chậu
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Mãn kinh
  • Quan hệ sớm sau khi phẫu thuật hoặc sinh con
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Viêm, đau âm hộ

b) Đau vùng chậu, viêm vùng chậu:
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Sảy thai
  • Chứng viêm vùng chậu
  • Kỳ kinh nguyệt
  • Thống kinh nguyên phát (cơn đau xuất hiện cùng với kỳ kinh nguyệt)
  • U xơ cổ tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư âm đạo
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Viêm niệu đạo
  • Tiểu không tự chủ
  • Sa tử cung

c) Liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ có những triệu chứng phổ biến sau: khí hư có màu lạ (màu khác màu trắng); Đau rát ở âm đạo; xuất hiện mẩn đỏ, sưng, ngứa ở quanh vùng kín, hậu môn, miệng; Đau rát khi đi tiểu; đau khi quan hệ; có các triệu chứng như cảm cúm (sốt, đau, ho). Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể kể đến tiêu biểu như: giang mai, lậu, HIV.

d) Liên quan đến các bệnh viêm nhiễm vùng kín sẽ có những triệu chứng phổ biến sau: khí hư có màu và mùi lạ (ở phụ nữ khỏe mạnh khí hư sẽ gần như không mùi và dịch ở dạng trong suốt) và có biểu hiện: đau, rát, ngứa ở vùng kín; đau, rát khi đi tiểu. Các bệnh viêm nhiễm phổ biến có thể kể đến như: viêm âm đạo, viêm âm hộ.


Các bệnh phụ khoa phổ biến

4. Cách chữa trị và phòng tránh

4.1. Cách chữa trị

Khi xuất hiện các triệu chứng lạ, bạn nên đi khám để biết chính xác bệnh, bởi có rất nhiều bệnh vùng kín có triệu chứng giống nhau. Ngoài việc sử dụng thuốc tây y trong quá trình chữa các bệnh phụ khoa, bạn cũng nên kết hợp với việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

Lão nhà quê có sản phẩm NƯỚC LÁ BÀNG với tinh chất lá bàng có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả, từ đó giúp hỗ trợ làm sạch vùng kín; hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa. Bạn có thể đọc thêm chi tiết tại bài CHUYỆN CÁI LÁ BÀNG trong trang web: Laonhaque.vn . để tìm hiểu

4.2. Phòng tránh

Để bảo vệ sức khỏe cơ quan sinh sản, bạn nên:

a) Vệ sinh vùng kín đúng cách:
  • Vệ sinh vùng kín sau khi đi đại tiểu tiện. Nếu dùng nước vệ sinh thì sau đó phải thấm khô, tốt nhất là dùng khăn bông cotton mềm, thấm hút nước tốt. Khi lau tiến hành lau từ trên xuống, tuyệt đối không được lau từ dưới lên bởi lau từ dưới lên sẽ gián tiếp đưa vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.
  • Giặt quần lót bằng nước nóng ít nhất 1 tuần/1 lần. Dùng máy sấy, sấy nóng phần tam giác của quần lót 2-3 phút trước khi mặc để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại. Thay quần lót định kỳ 3 tháng 1 lần, và tối đa 30 lần giặt cho một quần lót.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ PH phù hợp. Sản phẩm khuyên dùng nên chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên như là: lá bàng, trầu không, …

*HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SẢN PHẨM NƯỚC LÁ BÀNG CỦA LÃO NHÀ QUÊ: dùng xilanh 10ml rút nước lá bàng, nửa nằm nửa ngồi cho đầu nhỏ xilanh vào cửa mình ( tầm 1cm) bơm từ từ vào âm đạo,1 lần bơm 3 xilanh như vậy, sau đó dùng nước lá bàng xoa rửa kỹ bên ngoài, môi lớn môi nhỏ…( làm ấm nước lá bàng trước khi dùng), lạnh quá hoặc nóng quá dễ gây đau bụng. Ngày bơm ít nhất 2 lần ( được 4 -6 lần càng tốt). Làm liên tục 10 ngày. Viêm nặng mấy cũng khỏi. Thậm chí nó còn tác dụng THÔNG TẮC VÒI TRỨNG, đẩy hết các dịch ứ trong cổ tử cung ra bên ngoài.

b) Lối sống sinh hoạt lành mạnh:
  • Mặc quần áo thoải mái, tránh đồ bó sát vùng kín
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ưu tiên các loại hạt, ngũ cốc, thịt trắng; hạn chế thịt đỏ, các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán, đồ cay nóng
  • Uống nhiều nước, hạn chế rượu bia cùng đồ có cồn các loại, hạn chế đồ ngọt cũng như thức uống có gas
  • Không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích
  • Ngủ đủ giấc (tối thiểu 6 tiếng rưỡi một ngày), nghỉ ngơi hợp lý
  • Tập thể dục đều đặn (từ 1 đến 7 tiếng một tuần)
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh để stress lâu dài

c) Quan hệ an toàn:
  • Sử dụng các biện pháp an toàn như bao cao su trong quá trình quan hệ
  • Không nên quan hệ quá nhiều trong 1 tuần (tần suất tối đa 3 lần/1 tuần)
  • Cân nhắc khi sử dụng đến thuốc tránh thai khẩn cấp

d) Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần
 
Sửa lần cuối:
Top