Chăm sóc đúng cách khi trẻ bị tiêu chảy

#1
Bổ sung nước cho bé

Trẻ bị tiêu chảy cần được bổ sung nước thường xuyên để ngăn ngừa mất nước và mất muối. Đối với trẻ đang được nuôi bằng sữa mẹ, tăng tần suất cho bé bú và rút ngắn khoảng cách giữa các lần cho bú là cách hiệu quả. Trẻ lớn hơn từ 6 tháng tới 5 tuổi có thể uống bất kỳ loại nước nào như nước cháo, nước dừa, súp. Bổ sung thêm dung dịch Oresol có thể giúp cân bằng lại hàm lượng nước và muối trong cơ thể.
Xem thêm: Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường
Quan tâm nhiều hơn tới dinh dưỡng của trẻ
Dinh dưỡng của trẻ tiêu chảy cần được quan tâm hơn bình thường để vừa cung cấp nước, muối khoáng, lại vừa giúp tăng cường sức khỏe đẩy lùi bệnh tật. Với những trẻ còn bé, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của bản thân để mang tới dòng sữa mẹ chất lượng. Còn với trẻ ăn dặm, mẹ nên cho con ăn thêm thịt gà trắng, thịt nạc, khoai tây, đặc biệt cho con ăn các món mềm, lỏng như cháo, súp và chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Tránh cho bé ăn đồ dầu mỡ chiên rán hay đồ nhiều đường, có gas
Xem thêm: Trẻ 3 tháng đi tướt lẫy
Bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ
Việc bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cần thiết đặc biệt khi bé bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa.. Bởi dùng men vi sinh sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn nâng cao sức đề kháng của bé, nhờ đó cơ thể sẽ chống lại được các loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Duy trì cho bé uống men vi sinh thường xuyên sẽ giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột của trẻ để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thuyên giảm nhanh dấu hiệu tiêu chảy con đang mắc phải.

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc
Thận trọng khi thực hiện chăm sóc trẻ
Khi chăm bé tiêu chảy tại nhà, bố mẹ cũng cần lưu ý hạn chế bệnh của con trở nặng hoặc lây cho người khác:
Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ với xà phòng, chú ý phần kẽ, móng tay. Tốt nhất nên chọn khăn lau tay loại dùng một lần.
Không nên cho trẻ tới trường hoặc ra nơi công cộng khi bé bị tiêu chảy để tránh lây lan.
Không nên cho con đi bể bơi kể cả trong thời gian 1 tuần sau khi đã khỏi bệnh.
Đồ ăn cho trẻ cần được nấu chín kỹ, khi đun nước cần để nước sôi lăn tăn khoảng 5 phút.
Nhà vệ sinh cần được thiết kế đúng yêu cầu và cách xa nguồn nước sinh hoạt.
Trẻ bị tiêu chảy khi nào thì nên đưa tới bệnh viện?
Bố mẹ cần cẩn thận và theo dõi chặt chẽ tình trạng của con khi bé tiêu chảy. Khi thấy các dấu hiệu sau cần can thiệp kịp thời đưa bé tới bệnh viện:
Tình trạng tiêu chảy của trẻ không tốt lên sau 2 ngày.
Trẻ có dấu hiệu mất nước, thường xuyên khát nước, môi khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt, khi véo vào da thấy nếp véo da cần thời gian lâu mới biến mất.
Chân tay trẻ lạnh, móng tay có màu tím.
Trẻ đi phân có lẫn máu bên trong.
Trẻ sốt li bì không có dấu hiệu thuyên giảm.
Thực hiện chăm sóc đúng cách khi trẻ em bị tiêu chảy sẽ giúp bé mau khỏi bệnh và phục hồi tốt. Chúc bé mạnh khỏe và giảm nhanh dấu hiệu tiêu chảy, đi ngoài mệt mỏi thời gian này.
 
Top