Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh

#1
Sau khi sinh, việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn rất quan trọng, vì nếu không chăm sóc đúng cách có thể để lại sẹo lồi khiến phụ nữ mất tự tin, hoặc thậm chí là có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng rất đau đớn và nguy hiểm.
1.Vết thương tầng sinh môn là gì?
cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon.jpg

Phẫu thuật tầng sinh môn là một vết cắt ở đáy chậu, là khu vực giữa âm đạo và hậu môn của bạn. Nó được thực hiện để giúp người phụ nữ đẩy em bé ra ngoài dễ dàng trong khi sinh.
Trên thực tế khi sinh thường, bộ phận sinh dục nữ dần mở rộng các cơ để thai nhi có thể dễ dàng chui lọt ra bên ngoài. Tuy nhiên việc giãn nở cũng có giới hạn, bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn khi cần thiết, cụ thể là trong những trường hợp sau:
  • Thai nhi có đầu quá to hoặc có trọng lượng khá lớn
  • Thai nằm ngôi mông hay chân
  • Thai sinh non
  • Em bé không đủ oxy
  • Ca sinh cần dùng forceps hay máy hút hỗ trợ
  • Sản phụ rặn thời gian dài khi sinh
  • Sản phụ có độ linh hoạt của tầng sinh môn kém, bị viêm âm đạo, cơ co bóp của tử cung không đủ mạnh khiến quá trình sinh nở trở nên khó khăn hơn.
Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ thực hiện một thủ thuật nhỏ là rạch một đường ngắn ở tầng sinh môn để giúp cho thai nhi được chào đời nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ cố gắng rặn sẽ làm rách tầng sinh môn. Thông thường, vùng bị rách hoặc bị rạch là tầng sinh môn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn.
Sau khi sinh xong, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Vết thương sẽ xấu, khó khâu hơn và thậm chí gây biến chứng chảy máu nặng nề. Vết khâu bị rách sẽ khó đạt được độ thẩm mỹ cao như vết khâu chủ động cắt tầng sinh môn. Đối với một số sản phụ âm đạo giãn đủ rộng, có khả năng sinh đẻ dễ dàng hoặc thai nhi nhỏ có thể bỏ qua thủ thuật này.
2.Có nên tiếp tục chăm sóc vết khâu tầng sinh môn tại nhà?
Đáy chậu là một khu vực ẩm và kín, dễ nhiễm trùng. Nhưng bằng cách thực hiện một số bước đơn giản, sản phụ có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng, cải thiện thời gian lành vết thương, giảm sự khó chịu và đau đớn.
Khi bạn chăm sóc vết thương tầng sinh môn đúng cách thì chỉ sau 2 ngày đầu tiên sẽ bớt đau đi nhiều, giảm sưng và không nhiễm trùng. Khi đó vết thương tầng sinh môn sẽ trở thành vấn đề nhỏ đối với các mẹ sanh thường.
3.Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách
3.1 Các biện pháp giảm đau
  • Sản phụ có thể yêu cầu bác sĩ kê thuốc giảm đau mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa để cải thiện tình trạng đau của mình.
  • Nếu bị đau khi ngồi thì bạn có thể thay đỏi tư thế bằng cách chuyển sang nằm sấp, hoặc nghiêng, chọn tư thế thoải mái mà bạn cảm thấy đỡ đau và dễ chịu nhất. Nếu ngồi, nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng sẽ giúp thoải mái hơn.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Nhiều người sẽ thấy đau khi quan hệ trong vài tháng đầu sau sinh. Người phụ nữ nên nói với chồng và chờ đợi cho đến khi vết khâu lành hoàn toàn.
  • Chăm sóc vết khâu: Giữ vết khâu sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là sau khi tiểu tiện. Nếu việc đại tiện trở nên khó khăn thì nên dùng thuốc làm mềm phân trước.
  • Hạn chế vận động mạnh để tránh gây tổn hại cho vết thương.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Ngoài ra mẹ bỉm có thể đặt dịch vụ xông hơi vùng kíntại nơi mình sanh đây cũng là 1 phương pháp hiệu quả giúp các mẹ bỉm giảm bớt đau và sưng. Xông hơi vùng kín là dùng nhiệt hơi nước cùng các loại thảo dược giúp sát khuẩn vùng tầng sinh môn, giảm đau, thúc đẩy se khít âm đạo và khử mùi hôi.Sau ngày đầu tiên, khi mẹ lấy lại sức và ngồi dậy bình thường đều có thể sử dụng dịch vụ này.
Có thể bạn quan tâm: CÁCH GIẢM RỤNG TÓC SAU SINH HIỆU QUẢ
3.2 Cách giữ vệ sinh tầng sinh môn
  • Mỗi ngày mẹ bỉm nên vệ sinh tầng sinh môn 2-3 lần bằng nước ấm sẽ giúp giảm đau và sử dụng dung dịch vệ sinh thảo mộc tinh chất nghệ sẽ giúp mau lành vết thương hơn.
  • Cố gắng luôn giữ vùng vết khâu khô ráo và sạch sẽ bằng cách lau khô nhẹ nhàng sau khi đã vệ sinh
  • Khi lau khô nên lau từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn lên vùng âm đạo
  • Nên nghỉ ngơi nhiều hơn và hoạt động nhẹ nhàng.
  • Tập bài tập sàn chậu hơn để giúp máu lưu thông và thúc đẩy lành vết thương.
  • Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên để đảm bảo không làm tổn thương đến vết khâu.
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh bị táo bón
Ngoài việc thực hiện những điều kể trên để vết thương mau lành, mẹ đừng quên luôn quan sát tình trạng vết khâu tầng sinh môn. Khi có một trong các dấu hiệu sưng đỏ, đau, sốt, chảy máu vết khâu, hở vết khâu, vết khâu có dịch... những dấu hiệu này cho thấy vết thương có thể đang bị viêm hoặc nhiễm trùng, mẹ nên đi khám bác sĩ ngay để điều trị.
4.Vết khâu tầng sinh môn có dấu hiệu nào thì sản phụ cần tới cơ sở y tế để tái khám ngay?
Vết khâu tầng sinh môn đau tăng dần
Vết thương đau nhiều ở ngày 1 và 2 sau mổ/sau đẻ sau đó giảm dần. Vì vậy khi thấy có dấu hiệu đau, sưng tăng khoảng 3-4 ngày sau sinh nghĩa là vết thương có khả năng nhiễm khuẩn.
Vết khâu tầng sinh môn có dấu hiện sưng đỏ, phù nề
Nếu vết thương có hiện tượng sưng và phù nề kéo dài sau 4 - 6 ngày thì đó là một dấu hiệu cho thấy vết thương đang hồi phục không tốt.
Có dịch tiết ra từ vết mổ hoặc sản dịch hôi.
Bình thường trong quá trình lành vết thương dịch này xuất hiện ít nhưng với vết mổ có dấu hiệu nhiễm khuẩn, chất dịch này tiết ra nhiều và có mùi hôi. Sản dịch sau sinh thường nếu có mùi hôi là biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản cần khám lại ngay.
Sốt cao kèm mệt mỏi.
Khi vết thương có những dấu hiệu kể trên kèm sốt cao 38,5- 40 độ C là triệu chứng nổi bật và xuất hiện sớm của nhiễm khuẩn để nhập viện.
 
Top