Chỉ số prolactin quá cao phải làm sao

#1
Prolactin là một loại hormone do tuyến yên sản xuất ra (lão nhà quê đã có bài viết về “sự bất thường ở tuyến yên gây ảnh hưởng đến sinh sản”). Thông thường, sẽ luôn có một hàm lượng prolactin nhất định trong máu ở cả nam và nữ. Đối với phụ nữ mang thai, nồng độ prolactin luôn tăng cao để có thể đảm bảo nhu cầu sữa của trẻ sau này, bởi một trong những tác dụng của prolactin chính là tạo ra sữa mẹ. Một tác dụng khác của prolactin là giúp điều hòa kinh nguyệt cũng như cải thiện chất lượng tinh trùng. Vậy chuyện gì xảy ra nếu chỉ số prolactin cao bất thường? Liệu điều này có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không?

1. Chỉ số prolactin cao bất thường thì làm sao?

Chỉ số prolactin trong máu cao hơn mức bình thường hoàn toàn có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, thậm chí chuyện này còn tương đối phổ biến. Theo thống kê, khoảng hơn 33% phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì đều có chỉ số prolactin trong máu cao hơn.

Điều đáng nói là, những đối tượng có các dấu hiệu của rối loạn nội tiết như rối loạn kinh nguyệt, rối loạn cương dương đều có khả năng có chỉ số prolactin trong máu cao hơn. Các chuyên gia nhận thấy, ở nữ giới, prolactin cao ảnh hưởng tới việc sản xuất hormone, trong đó có estrogen và progesterone (hai hormone sinh sản quan trọng ở nữ). Điều này làm thay đổi hoặc tệ hơn là, làm dừng hẳn việc rụng trứng, từ đó dẫn đến chậm trễ hoặc mất kinh nguyệt. Tuy vậy, vẫn có trường hợp có prolactin cao song không có triệu chứng. Còn ở nam, nồng độ prolactin cao trong máu có thể gây rối loạn cương dương, giảm ham muốn, khó có con. Nếu không chữa trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng.

Ngoài ra, chỉ số prolactin cao bất thường có thể là một chứng bệnh do tuyến yên với tên gọi là “chứng prolactin”. Người bệnh có nồng độ prolactin cao quá mức đến nỗi là ngực tiết ra sữa bất kể nam hay nữ.



Chỉ số prolactin

2. Triệu chứng của chỉ số prolactin cao bất thường

Các triệu chứng có thể bao gồm:
  • Rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, mất kinh
  • Rối loạn cương dương
  • Giảm ham muốn
  • Mệt mỏi

Ngoài ra còn có thể có:
  • Đau cơ
  • Tăng cân
  • Rụng tóc
  • Căng tức ngực
  • Ngực nở

3. Nguyên nhân của prolactin cao bất thường

Một số nguyên nhân phổ biến là:
  • Bất thường hoạt động tuyến yên
  • Suy giáp
  • Ảnh hưởng do một số loại thuốc như thuốc trầm cảm
  • Căng thẳng, lo âu
  • Tập luyện cường độ cao quá mức

4. Kiểm tra

Việc kiểm tra nồng độ prolactin có thể được thực hiện bằng việc kiểm tra máu. Chỉ số có thể cao hơn mức bình thường một chút nếu trước khi kiểm tra bạn ăn một cái gì đó, hoặc nếu bạn đang căng thẳng, lo âu. Bạn có thể được yêu cầu kiểm tra lại. Nếu kết quả vẫn cao hơn mức bình thường, bạn có thể được yêu cầu thực hiện MRI (chụp cộng hưởng từ) ở não bộ.

5. Chữa trị

Tùy vào nguyên nhân mà việc chữa trị sẽ khác nhau, nhưng đa phần là sẽ được điều trị bằng thuốc (một số ít sẽ được yêu cầu phẫu thuật). Cũng có một số trường hợp không cần chữa trị. Chẳng hạn như nếu không tìm ra được nguyên nhân và cơ thể vẫn có thể sản xuất hormone sinh sản bình thường.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp với việc sử dụng bài: VIÊM GAN B VIÊM GAN C của Lão nhà quê. Đây là bài thuốc từ các nguyên liệu tự nhiên như dứa, gừng, mật ong, lòng đỏ trứng gà, và gần như không có tác dụng phụ. Bài thuốc có tác dụng đánh tan các cục máu đông, cải thiện tuần hoàn, cải thiện khí huyết, bổ thận, bổ gan, có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều hòa rối loạn nội tiết, cải thiện sức khỏe và tăng cường sinh lý. Bạn đọc lưu ý nhớ đọc kỹ bài thuốc trước khi áp dụng.
 
Top