Răng móm là do đâu? Niềng răng có hết móm không?

#1
Răng móm gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự tự tin, chức năng ăn nhai, phát âm và các bệnh lý nghiêm trọng về răng nếu không điều trị sớm. Vậy, răng móm phải làm sao? Niềng răng có hết móm không? Cần lưu ý gì để thoát khỏi hàm răng móm kém xinh.

Vì thế, việc “sở hữu” một hàm răng móm khiến sự tự tin của các bạn “chạy đi” là có thật. Với nhiều người nói chung và nhất là với những người có tính chất công việc thường xuyên phải giao tiếp thì nhu cầu chữa răng móm lại càng thêm quan trọng.



( Xem thêm: http://diendanthammy.net/threads/tre-moc-rang-som-bo-me-kho-lam-an-quan-niem-sai-hay-dung.461024/)

1. Răng bị móm do đâu?

Răng móm là một hiện tượng sai lệch khớp cắn (khớp cắn ngược). Nó ảnh hưởng khá nhiều đến bản thân người sở hữu. Biểu hiện của móm rất dễ nhận biết đó là:
- Xương hàm dưới đưa ra phía trước

- Khi ngậm miệng, răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên

- Cằm lệch và nhô ra trước

Trong đó, các nguyên nhân gây nên tình trạng móm ở răng có thể do móm di truyền, răng móm hoặc hàm móm bẩm sinh...
Bên cạnh đó không ít trường hợp móm do thói quen xấu thường ngày hoặc từ khi còn bé (lúc những chiếc răng sữa hoặc răng vĩnh viễn bắt đầu mọc những cái đầu tiên) như:

- Thói quen mút tay, cắn móng tay

- Thói quen bú bình, cắn môi

- Tật đẩy lưỡi…

Để giúp bạn phân biệt rõ hơn về nguyên nhân và tình trạng răng móm của mình cũng như tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho quá trình chỉnh nha, các bác sĩ chuyên sâu về niềng răng phân chia tình trạng răng móm thành 3 dạng chính:

- Móm do răng

- Móm do xương hàm

- Móm do cả xương hàm và răng.

Tương ứng với ba dạng móm này sẽ áp dụng phương pháp chỉnh nha phù hợp như phẫu thuật, niềng răng, bọc sứ... Và vấn đề niềng răng có hết móm không được rất nhiều người quan tâm, bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều nha tặc đưa ra cam kết “ảo” chỉ cần niềng răng sẽ hết móm trong thời gian vài tháng mà không hề qua thăm khám kỹ lưỡng, tìm hiểu nguyên nhân chính xác.

Ví dụ với trường hợp móm do hàm và cấu trúc xương thì không thể nào chỉ niềng răng là hết hoàn toàn. Trong trường hợp này cần phải phẫu thuật để đảm bảo một cung hàm cân đối, hết móm. Sau đó có thể kết hợp niềng răng để nắn chỉnh răng sao cho đúng khớp cắn và đúng vị trí trên cung hàm. Như thế việc chỉnh răng móm mới thực sự đạt hiệu quả như mong muốn.

( Xem thêm: https://chinh-nha-nieng-rang-tai-nha-khoa-paris-hai-phong.business.site/posts/1332818696033788317)

2. Những ảnh hưởng của hàm răng móm

- Ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt, thẩm mỹ

Răng móm gây ra ảnh hưởng rõ ràng nhất cho cấu trúc và thẩm mỹ của khuôn mặt. Khuôn mặt của người móm sẽ có dạng lưỡi cày (rõ ràng nhất khi nhìn nghiêng), mất đi sự hài hòa và cân đối. Ví dụ như trường hợp của bạn Lê Hồng Yến Nhi đã chia sẻ ở trên: “Cằm mình dài, khi nhìn nghiêng khuôn mặt trông sẽ gãy”.

- Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai

Do tình trạng khớp cắn ngược nên khả năng ăn nhai cũng bị giảm đi đáng kể. Việc nhai trên hàm răng sai khớp cắn sẽ mỏi và thức ăn cũng không được nhai nhuyễn. Việc “nuốt” thức ăn chưa nhai kỹ sẽ làm hệ tiêu hóa, dạ dày của bạn làm việc liên tục hơn và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng không hiểu quả. Nói răng móm ảnh hưởng đến việc ăn nhai và là nguyên nhân của những bệnh rối loạn tiêu hóa, đau bao tử… là không sai.

Ảnh hưởng đến phát âm

Ngoài ra, răng móm còn ảnh hưởng đến việc phát âm: Vấn đề giao tiếp hoặc nói chuyện tròn vành, rõ chữ của những người bị khớp cắn ngược đôi khi có chút khó khăn. Bạn Yến Nhi cho biết thêm tình trạng những chiếc răng móm của mình làm bạn “gặp phải một vấn đề là giọng mình bị đớt, phát âm không chuẩn.”

Các bệnh lý răng miệng

Đồng thời, bởi việc khớp cắn không chuẩn dẫn đến sự hoạt động quá mức của cơ hàm, làm co thắt cơ và loạn năng khớp thái dương hàm, gây ra các cơn đau ở khớp cũng như xung quanh khớp thái dương hàm. Vì thế, việc niềng răng móm ngoài tác dụng trả lại cho bệnh nhân một hàm răng “vẹn toàn” mà còn bỏ đi nguy cơ gây ra các bệnh về khớp thái dương ở bệnh nhân móm.

3. Phương pháp niềng răng hết móm

Móm làm cho gương mặt của bạn mất cân đối. Khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp, tự ti với nụ cười của mình, bên cạnh đó móm còn gây khó khăn cho bạn trong vấn đề ăn nhai.

Để điều trị tình trạng móm, người ta nghĩ ngay tới chỉnh nha - niềng răng móm, nhưng thật sự niềng răng có hết móm không?

Câu trả lời cho nghi vấn này là: Niềng răng có thể điều trị móm với trường hợp móm do răng không phải móm do cấu trúc xương hàm. Chụp X - quang trong miệng ngoài mặt là phương pháp nhanh và chính xác nhất để bác sĩ chuyên sâu biết được nguyên nhân và tình trạng răng của bạn, từ đó gợi ý cho bạn phương pháp phù hợp để có hàm răng đều đẹp, hết móm.

Nếu móm do răng thì bạn không cần lo lắng niềng răng có hết móm không vì phương pháp niềng răng chỉnh nha là cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay giúp loại bỏ tình trạng răng mọc lệch lạc khỏi cung hàm như: Răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài hay răng hàm trên mọc cụp vào trong.
Với tình trạng răng móm, không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn vì còn tùy vào mức độ móm của răng cũng như phương pháp niềng răng được lựa chọn.

Hiện nay có 2 dạng phương pháp niềng răng móm thường được sử dụng.

- Niềng răng móm mắc cài: Phương pháp niềng răng này sử dụng các loại khí cụ với chất liệu khác nhau như kim loại, sứ, pha lê gắn lên răng và tác dụng một lực phù hợp lên dây cung mắc cài để nắn chỉnh răng từ từ về đúng vị trí như mong muốn. Và khi khí cụ được tháo ra thì quá trình điều trị đã hoàn tất, tuy nhiên bạn cũng phải đeo hàm duy trì từ, tái khám đúng hẹn để đảm bảo tính ổn định của hàm răng mới được cải thiện.

( Xem thêm: https://www.kaggle.com/niengrangthammy/)

- Niềng răng móm tháo lắp, không mắc cài: Đây là phương pháp niềng răng linh động vì có thể tháo khí cụ ra bất cứ lúc nào nếu cần và việc vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn. Nếu muốn niềng răng móm không đeo mắc cài, bạn có thể thử:

+ Niềng răng trong suốt Invisalign (có xuất xứ từ Mỹ)

+ Niềng răng thẩm mỹ eCligner (xuất xứ từ Hàn Quốc).

Những phương pháp niềng răng này có ưu điểm về thẩm mỹ vượt trội và có thể khắc phục khuyết điểm của răng ở mọi độ tuổi. Khí cụ hoàn toàn lành tính và không ảnh hưởng đến mô mềm, răng miệng và sức khỏe người niềng.
 
Top