Răng xỉn màu – Nguyên nhân, cách khắc phục màu răng tự nhiên tốt nhất

#1
Răng xỉn màu là hiện tượng gặp rất phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt các bạn hút thuốc lá, uống cafe…. Cụ thể những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng răng bị xuống màu, có thể lấy lại được màu sắc tự nhiên không? Cùng nha khoa Delia giải đáp mọi thắc mắc về hiện tượng răng bị xỉn màu đen, ố vàng ngay trong bài viết dưới đây:

Răng xỉn màu là gì?
Răng xỉn màu là tình trạng khi mà màu sắc tự nhiên của răng bị thay đổi và trở nên khác so với màu răng bình thường, răng bị ố vàng hay chuyển xám đen do vấn đề ăn uống, răng bị tổn thương hay tuổi tác của mỗi người… Sắc tố trắng của răng là do tính phản chiếu ánh sáng của men răng. Theo thời gian, bề mặt men răng sẽ mòn dần, lớp ngà vàng bên trong sẽ lộ rõ hơn.
5 trạng thái của răng bị xỉn màu:
Răng màu vàng: Màu vàng là biểu hiện phổ biến của xỉn màu răng. Đây có thể là do việc tiêu thụ thức ăn và đồ uống gây nám màu như cà phê, trà, thuốc lá hoặc sử dụng một số loại thuốc.

Răng màu nâu hoặc đen: Răng màu nâu hoặc đen thường là dấu hiệu của sâu răng hoặc nhiễm trùng nha chu (dental abscess). Các vết sậm màu có thể xuất hiện trên bề mặt răng, và có thể đi kèm với triệu chứng đau và sưng.
Răng màu xám hoặc xanh: Răng màu xám hoặc xanh có thể là kết quả của việc sử dụng một số loại thuốc chứa chất chống dị ứng hoặc thuốc tetracycline trong giai đoạn phát triển răng.
Vết ố trên răng: Đôi khi, xỉn màu răng có thể biểu hiện dưới dạng các vết ố, chẳng hạn như vết sậm màu trắng hoặc nâu, trên bề mặt răng.
Thay đổi màu từ một bên của răng đến bên kia: Một số nguyên nhân, chẳng hạn như sâu răng hoặc nhiễm trùng, có thể gây thay đổi màu từ một bên của răng sang bên kia.
Nguyên nhân khiến cho răng xỉn màu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến răng bị xỉn màu, có thể do yếu tố sức khỏe răng, độ tuổi hoặc do thói quen sinh hoạt, ăn uống khiến răng bị xỉn màu ở mỗi người là khác nhau.
Nguyên nhân răng bị xỉn màu ở người lớn
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến răng người lớn bị xỉn màu:
Thứ ăn và đồ uống: Người thường xuyên sử dụng coffee, trà, thuốc lá, rượu vang đỏ, cacao, nước khoáng có ga và các loại thức ăn và đồ uống có chất tạo màu… thì lâu ngày những chất màu thực phẩm này sẽ bám vào răng khiến răng bị xỉn màu đi. Ai cũng bị nhiễm màu ngoại sinh, yếu tố này là không thể tránh khỏi. Đặc biệt người có thói quen hút thuốc thường đểu gặp phải tình trạng xỉn màu, ố váng, xỉn đen.

Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc tetracycline và thuốc chứa chất chống dị ứng, có thể làm thay đổi màu sắc của răng.
Tuổi tác: Theo thời gian, men răng mòn và lớp men dưới nó trở nên mỏng đi, làm cho lớp men màu sáng bên dưới hiện ra nhiều hơn, gây xỉn màu.
Bệnh lý răng miệng: Các vấn đề răng miệng như thoát vị men răng, sâu răng, nhiễm trùng nha chu, hoặc các tình trạng bệnh lý khác có thể gây thay đổi màu sắc của răng.
Chấn thương: Chấn thương hoặc va đập vào răng, răng chết tủy cũng là yếu tố nguyên nhân gây đổi màu răng từ bên trong
Cách chữa răng xỉn màu
Có nên tẩy trắng răng tại nhà không? tẩy trắng răng tại nhà có an toàn không? Tẩy trắng răng tại nha duy trì được bao lâu? Nha khoa tẩy trắng răng thì nên lựa chọn phương pháp nào mang lại hiệu quả tốt nhất? Có phương pháp nào để chữa răng xỉn màu khác ngoài phương pháp tẩy trắng răng không?

Tẩy trắng răng xỉn màu
Hiện tại bạn có thể tẩy trắng răng tại nhà hoặc đến phòng khám nha khoa
Thuốc tẩy trắng tại nhà: Đây là các sản phẩm tẩy trắng răng mà bạn có thể mua tại cửa hàng dược phẩm hoặc siêu thị mà không cần đơn từ nha sĩ.
Các loại sản phẩm này thường chứa một hoặc hai loại chất tẩy trắng như peroxide hoặc carbamide peroxide. Trong quá trình tẩy trắng, hydrogen peroxide sẽ thẩm thấu theo khung hữu cơ men/ngà. Sau đó phóng thích oxy nguyên tử cắt đứt chuỗi màu protein trong răng.
Một số ví dụ bao gồm gel tẩy trắng, băng dán tẩy trắng, hoặc viên nang tẩy trắng. Bạn thường sẽ áp dụng sản phẩm này theo hướng dẫn của nhà sản xuất trong khoảng thời gian nhất định hàng ngày hoặc hàng tuần.
Tẩy trắng răng sẽ có hiệu quả tốt với trường hợp răng xỉn màu do các yếu tố ngoại sinh, nhiễm màu trên bề mặt răng. Còn đối với nhiễm màu sâu bên trong thì nó còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm màu. Nếu nhẹ thì vẫn có thể đáp ứng với tẩy trắng răng, nhưng nếu ở mức độ nặng thì không đáp ứng hoặc đáp ứng rất ít.
Tham khảo thêm: Răng xỉn màu đen
 
Top