Khái niệm chữ ký số và chứng chỉ điện tử

#1
1. Khái niệm chữ ký số và chứng chỉ điện tử.
Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần dùng chữ ký để xác nhận các văn bản tài liệu nào đó và có thể dùng
con dấu với giá trị pháp lý cao hơn đi kèm với chữ ký.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các văn bản tài liệu được lưu dưới dạng số,
dễ dàng được sao chép, sửa đổi. Nếu ta sử dụng hình thức chữ ký truyền thống như trên sẽ rất dễ dàng
bị giả mạo chữ ký.
Vậy làm sao để có thể ký vào các văn bản, tài liệu số như vậy?
Câu trả lời đó là sử dụng chữ ký số! Chữ ký điện tử đi kèm với các thông tin chủ sở hữu và một số
thông tin cần thiết khác sẽ trở thành Chứng chỉ điện tử.
Vậy chữ ký số và chứng chỉ điện tử hoạt động như thế nào?
Chữ ký số hoạt động dựa trên hệ thống mã hóa khóa công khai. Hệ thống mã hóa này gồm hai
khóa, khóa bí mật và khóa công khai (khác với hệ thống mã hóa khóa đối xứng, chỉ gồm một khóa cho
cả quá trình mã hóa và giải mã). Mỗi chủ thể có một cặp khóa như vậy, chủ thể đó sẽ giữ khóa bí mật,
còn khóa công khai của chủ thể sẽ được đưa ra công cộng để bất kỳ ai cũng có thể biết. Nguyên tắc của
hệ thống mã hóa khóa công khai đó là, nếu ta mã hóa bằng khóa bí mật thì chỉ khóa công khai mới giải
mã thông tin được, và ngược lại, nếu ta mã hóa bằng khóa công khai, thì chỉ có khóa bí mật mới giải mã
được.
Quá trình ký văn bản tài liệu ứng dụng hệ thống mã hóa trên diễn ra như thế nào?
Trước hết, giả sử anh A có tài liệu TL cần ký. Anh A sẽ mã hóa tài liệu đó bằng khóa bí mật để thu được
bản mã TL. Như vậy chữ ký trên tài liệu TL của anh A, chính là bản mã TL.
Sau khi ký như vậy, làm sao để xác nhận chữ ký?
Giả sử anh B muốn xác nhận tài liệu TL là của anh A, với chữ ký là bản mã TL. Anh B sẽ dùng khóa công
khai của anh A để giải mã bản mã TL của anh A. Sau khi giải mã, anh B thu được một bản giải mã TL,
anh ta so sánh bản giải mã TL này mới tài liệu TL. Nếu bản giải mã TL giống với tài liệu TL thì chữ ký là
đúng của anh A.
Những vấn đề có thể xảy ra là gì?
Một số trường hợp xảy ra với chữ ký số, cũng giống như các trường hợp xảy ra với chữ ký truyền
thống. Ví dụ,kê khai qua mạng, khi tài liệu TL của A bị thay đổi (dù chỉ một ký tự, một dấu chấm, hay một ký hiệu bất kỳ),
khi B xác nhận, anh ta sẽ thấy bản giải mã TL khác với tài liệu TL của anh A. B sẽ kết luận rằng tài liệu
đó đã bị thay đổi, không phải là tài liệu anh A đã ký.
Trường hợp khác, nếu anh A để lộ khóa bí mật, nghĩa là văn bản tài liệu của anh có thể ký bởi người
khác có khóa bí mật của A. Khi một ai đó xác nhận tài liệu được cho là của A ký, chữ ký vẫn là hợp lệ,
mặc dù không phải chính A ký. Như vậy, chữ ký của A sẽ không còn giá trị pháp lý nữa. Do đó, việc giữ
khóa bí mật là tuyệt đối quan trọng trong hệ thống chữ ký số.
Có thể bạn quan tâm: gia hạn chữ ký số vina thực hiện như thế nào
 
Sửa lần cuối:
Top