Vì một môi trường không khói thuốc - Dancing Juices

#1
Theo khoản 7 điều 2 luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, thì “địa điểm công cộng là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người”. Chẳng hạn như: công viên, nhà xe, trạm xe buýt... Và hành vi hút thuốc lá nơi công cộng đã được nghiêm cấm theo Nghị định 176 năm 2013 và Nghị định 147 năm 2013 của Chính phủ. Tuy nhiên trong thực tế thì hành vi này vẫn tồn tại và diễn ra thường xuyên.
Xem thêm các sản phẩm cai thuốc lá tại Dancing Juices Phone: 0971.829.269: VEIIK Micko Devil 6500 Puffs
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã quy định chặt chẽ khu vực, cơ chế xử phạt, cơ quan chịu trách nhiệm xử phạt đối với hành vi hút thuốc nơi công cộng. Nhưng đến nay, việc xử phạt chưa mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Tại một số địa điểm như: Bến xe, bệnh viện, khu vực vui chơi công cộng.. dù đã có biển cấm hút thuốc lá nhưng dường như nhiều người chẳng mấy quan tâm.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm trên toàn cầu 6 triệu người chết vì thuốc lá trong đó có hơn 600.000 người chết vì hút thuốc thụ động (hít phải khói thuốc lá). Ước tính thuốc lá là sát thủ cướp đi sinh mạng của tổng cộng 100 triệu người trong thế kỷ 20.
Với mức tiêu thụ thuốc lá như hiện nay, Việt Nam là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong, tương đương với khoảng 100 người chết/ngày do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra cho thấy trên 50% nam giới hút thuốc lá và 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà.
Xem thêm các sản phẩm cai thuốc lá tại Dancing Juices Phone: 0971.829.269: BLENDFEEL Solo UK 30ml
Thống kê từ Bệnh viện K Trung ương từng chỉ ra tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm tới 96,8%. Khói thuốc còn là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh đường hô hấp và nhiều bệnh khác ở người hút thuốc thụ động. Trẻ em, phụ nữ, người già là những đối tượng đặc biệt nhạy cảm với khói thuốc.
Xem thêm các sản phẩm cai thuốc lá tại Dancing Juices Phone: 0971.829.269: SALTNIC ATVS Blueberry Ice 20ml
Sử dụng thuốc lá đang là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm như: ung thư phổi, đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… Do đó, Tổ chức Y tế thế giới đã lấy ngày 31/5 hàng năm là Ngày Thế giới không thuốc lá để làm giảm tỷ lệ người mắc các bệnh do thuốc lá gây ra như nêu trên.

Tác hại của thuốc lá đã được cảnh báo. Khói thuốc không những ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn tác động tới hoạt động kinh doanh. Nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ cháy nổ. Về môi trường làm việc, khói thuốc gây ảnh hưởng sức khỏe của nhân viên do mắc các bệnh lý liên quan.

Những người thường xuyên hít khói thuốc lá có nguy cơ lớn ảnh hưởng tới sức khoẻ. Khói toả ra từ đầu điếu thuốc lá đang cháy độc hại hơn khói thuốc lá do người hút hít vào vì có chứa nhiều chất độc hại hơn gấp 26 lần do cháy ở nhiệt độ cao và không qua bộ phận lọc.
Nghiên cứu trên phạm vi quốc tế trong 20 năm gần đây về ảnh hưởng của khói thuốc lá thụ động đã chỉ ra rằng: Khói thuốc lá thụ động là một trong các tác nhân gây nhiều bệnh về tim mạch, phổi, làm suy giảm chức năng hô hấp và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của nam và nữ. Người thường xuyên hít phải khói thuốc tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành lên 25-30%, mắc bệnh phổi lên 20-30% và tăng nguy cơ đột quỵ lên 82%.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng tỷ lệ viêm đường hô hấp, làm giảm sự phát triển của phổi và tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá trong quá trình mang thai có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân.

Trên thực tế, mặc dù mức độ tuyên truyền về những tác hại từ thuốc lá đối với người hút trực tiếp và người hút thụ động đã phủ khá dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng vẫn diễn ra nhiều nơi
Nhiều quốc gia trên thế giới ra luật cấm hút thuốc nơi công cộng và có những hình thức xử phạt nghiêm đối với cá nhân có hành vi hút thuốc, vứt tàn thuốc không đúng nơi quy định.
Ở Xin-ga-po - quốc gia đi đầu trong việc thực hiện không khói thuốc nơi công cộng, những địa điểm như bệnh viện, trường học, nhà hàng là vùng cấm của khói thuốc. Mức xử phạt có thể lên tới hàng chục triệu đồng nếu quy đổi ra tiền Việt Nam đã thực sự có tính răn đe.
Gần đây nhất Lệnh cấm hút thuốc ở nơi công cộng trên toàn quốc đã được Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ký ban hành vào ngày 18/5. Hành vi vi phạm lệnh cấm này có thể chịu mức phạt lên tới 4 tháng tù giam và 5.000 Peso (khoảng hơn 2 triệu đồng).
Tại Việt Nam Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã có hiệu lực từ năm 2013. Hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Cũng tại Nghị định này thì những người có quyền được phạt gồm: Chủ tịch UBND các cấp xã, phường, thị trấn, tỉnh/thành phố; Thanh tra y tế, thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Sở Y tế và Chi cục Trưởng Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế…

Nhiều lực lượng là thế nhưng lại không có lực lượng nào chuyên trách nên việc xử phạt hành vi hút thuốc nơi công cộng gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với đó, việc hút thuốc lại diễn ra một cách bất chợt, trong thời gian ngắn, để bắt tận tay rồi xử phạt là một vấn đề nan giải khi mà những người có thẩm quyền xử phạt lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc, việc theo dõi, xử phạt gần như là không thể. Tại các bệnh viện, bến xe, khu vui chơi công cộng… người vi phạm chỉ bị nhắc nhở, cảnh cáo, và những khi bị nhắc nhở ở chỗ này thì người ta lại đi ra chỗ khác rồi tiếp tục vi phạm.

Chính việc xử phạt không nghiêm khiến cho người dân dần thờ ơ với quy định. Đã đến lúc cần siết chặt việc thực hiện nghiêm những quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Trong đó, đa dạng và tăng cường hơn nữa các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các quy định phòng, chống tác hại của thuốc lá đến mọi tầng lớn nhân dân.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, xử phạt những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá để những cá nhân, tổ chức này quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện quy định cấm hút thuốc lá tại cơ sở của mình.

Thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá hầu hết các cơ quan, đơn vị hiện nay đã đưa vào quy chế, nội quy nghiêm cấm cán bộ hút thuốc trong giờ làm việc, tại các phòng làm việc đều treo bảng “Cấm hút thuốc”, cơ quan công sở đã tạo điều kiện, động viên anh em đồng nghiệp cai nghiện thuốc lá.

Song nhìn chung, việc hút thuốc lá nơi công cộng nói chung và công sở nói riêng vẫn diễn ra phổ biến, trong đó có không ít cán bộ, công chức, viên chức vẫn vô tư hút thuốc lá trong khi làm việc, hội họp…

Việc không hút thuốc lá tại công sở sẽ được thực hiện tốt nếu như lãnh đạo cơ quan gương mẫu, là người không hút thuốc, còn nếu lãnh đạo thiếu đôn đốc, nhắc nhở nhân viên bỏ thuốc lá thì việc hút thuốc lá vẫn cứ… vô tư. Chính vì vậy, vai trò của lãnh đạo cơ quan trong cuộc chiến “nói không với thuốc lá” rất quan trọng. Nhưng đáng tiếc hiện nay không ít cán bộ lãnh đạo lại nghiện thuốc lá, thậm chí nghiện nặng hơn nhân viên, nên khó tiên phong thực hiện được.

Những người phải gánh chịu hậu quả của việc hút thuốc trong công sở không ai khác là phụ nữ. Khi các đồng nghiệp nam hút thuốc thì nhiều chị em dị ứng với mùi khói thuốc. Tác hại của khói thuốc lá đã quá rõ ràng, ai cũng biết. Vì vậy, để việc nghiêm cấm hút thuốc nơi công sở đạt được kết quả tốt, cần phải đưa việc này trở thành một trong những tiêu chí quan trọng trong việc xét nâng lương, khen thưởng, xếp loại thi đua của từng cá nhân, đơn vị. Bên cạnh đó ngành chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát để xử phạt các cá nhân, đơn vị vi phạm quy định về vấn đề này.
Các nhà khoa học cho rằng, hút thuốc lá là nguy cơ cao thứ 2 dẫn đến chết sớm và tàn tật sau bệnh cao huyết áp. 1/2 số người hút thuốc lá mỗi ngày sẽ bị chết sớm nếu không thay đổi thói quen hút thuốc
Năm 2017, hướng tới mục tiêu 75% người dân hiểu biết về tác hại thuốc lá; hơn 90% cơ quan hành chính thực hiện quy định cấm hút thuốc lá tại công sở; 100% bệnh viện, cơ sở y tế thực thi xây dựng môi trường không khói thuốc lá. Thiết nghĩ cần nhiều hơn nữa sự vào cuộc từ ý thức- hành động của người dân và của các ban ngành để cùng nhau xây dựng “môi trường không khói thuốc lá”; “cơ quan không khói thuốc lá” và hướng đến “ Nói không với thuốc lá” nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng.
 
Top