Phù rau thai là gì và vài điều mẹ bầu cần biết

#1
Phù rau thai là một bệnh lý làm mô rau ứ nước, tăng thể tích, trọng lượng và làm mất các chức năng của bánh rau. Bệnh này thường kèm theo phù dây rốn và thai nhi cũng bị phù nề, tràn dịch đa màng, dị tật, dị dạng, bất thường như: bất thường về tim mạch, lồng ngực, đường tiêu hóa, hiện tượng truyền máu thai nhi ở song thai…Cùng sàng lọc trước sinh không xâm lấn GENTIS tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé !
Phù rau thai là gì và những biến chứng nguy hiểm
Phù rau thai là gì?
Rau thai gắn vào tử cung, là đường truyền thức ăn, dinh dưỡng và oxy từ mẹ cho bé. Đồng thời, rau thai sản xuất ra đủ hormone giúp bào thai phát triển. Rau thai còn liên kết với bào thai thông qua dây rốn.
Rau thai cũng giống như một miếng lá chắn giúp bảo vệ thai nhi trước các loại vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh. Tuy nhiên nó không đủ khả năng chống lại virus như virus cúm, virus Rubella nên chúng vẫn có thể xâm nhập vào bào thai. Nếu mẹ bầu hút thuốc hay uống rượu khi mang thai thì các chất độc hại từ rượu và thuốc có thể qua rau thai và truyền tới thai nhi gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Thông thường, rau thai thường có bề dày khoảng 2-4cm, có bề mặt mịn, màu đỏ và thường nặng khoảng 400 – 600g. Nếu bánh rau dày trên 4cm thì được chẩn đoán là phù bánh rau. Khi bánh rau bị bệnh, chức năng của rau thai sẽ bị ảnh hưởng
Phù rau thai được cho là một bệnh lý. Rau thai bị phù, độ dày có thể gấp đôi bình thường và sẽ dẫn đến những bất thường của thai hay nước ối. Bệnh này thường kèm theo phù dây rốn và thai nhi cũng bị phù nề, tràn dịch đa màng, dị tật, dị dạng, bất thường như: bất thường về tim mạch, lồng ngực, đường tiêu hóa, hiện tượng truyền máu thai nhi ở song thai…
Phù rau thai được chẩn đoán dựa vào siêu âm cho những trường hợp lâm sàng nghi ngờ. Hình ảnh siêu âm cho thấy sự hiện diện của rất nhiều dịch ở ít nhất 2 vị trí trong cơ thể thai như: ổ bụng, lồng ngực, dưới da thai nhi… và thường kèm theo đa ối hay bánh bị dày lên do phù nề, ứ dịch.

Phù rau thai buộc phải đình chỉ thai nghén do thai nhi không được cung cấp dinh dưỡng nữa
Nguyên nhân gây phù rau thai
Có nhiều nguyên nhân gây phù nhau thai, trong đó, nhiễm trùng do virus và vi trùng chiếm tỉ lệ cao nhất. Bên cạnh đó, sự bất thường trong nhiễm sắc thể hay việc người mẹ tiếp xúc hóa chất độc hại, uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. hội chứng edwards là gì ?
Biến chứng của bệnh phù nhau thai
Phù nhau thai là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
Đối với thai nhi
Khi bị phù rau thai thì rau thai không thể tiếp tục nuôi dưỡng thai nên cần chấm dứt thai kỳ ngay. Nếu không chấm dứt sớm, thai nhi sẽ bị chết lưu trong bụng mẹ vì không được cung cấp oxy, dinh dưỡng để nuôi sống.
Trường hợp sinh ra, em bé thường suy dinh dưỡng và không thể sống vì sinh non hoặc mắc nhiều bệnh lý. Do đó, dù thế nào cũng cần đình chỉ và đưa thai ra khỏi bụng mẹ khi phát hiện bị phù nhau thai
Đối với người mẹ
Những thai phụ bị phù rau thai khi sinh con rất dễ bị băng huyết sau sinh vì tử cung quá to và phải chứa bánh rau cùng thai nhi bị phù nề.
Thai phụ cần làm gì khi bị phù rau thai?
Hiện tại chưa có cách điều trị bệnh phù rau thai. Đối với những trường hợp thai còn non tháng nếu không bỏ thai chủ động khi có bệnh, thai vẫn tiến triển nhưng sẽ tự mất sau một thời gian do rau không đảm nhiệm được chức năng dinh dưỡng cho thai.
Đối với trường hợp thai đã đủ tháng hoặc có thể sống được trong lồng kính khi phát hiện phù rau thai cần mổ cấp cứu kịp thời. Khi sinh, người mẹ dễ bị băng huyết sau sinh vì tử cung quá to và phải chứa bánh rau cùng thai nhi bị phù nề. Vì vậy, những trường hợp phù rau thai, các bà mẹ phải đến các cơ sở y tế có máu và phòng mổ để sinh nhằm dự phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Mẹ bầu hút thuốc, uống nhiều rượu bia có nguy cơ cao bị phù rau thai
Biện pháp phòng tránh
Phù nhau thai là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi nên cần được phòng tránh từ đầu.
Đối với thai phụ đã có tiền sử mắc bệnh phù rau thai trước đó
Khi mang thai bị phù rau thai 1 lần thì không có nghĩa rằng, lần mang thai sau sẽ bị phù rau thai lần nữa. Tuy nhiên, chị em nên đến các cơ sở y tế để được chăm sóc trước mang thai nếu dự định sẽ sinh lần nữa. Ở đó, bạn sẽ được khám, làm xét nghiệm và được tư vấn dự phòng một số bệnh truyền nhiễm có thể gây phù rau thai, hoặc tiêm ngừa một số bệnh nhiễm siêu vi trước khi mang thai như rubella, cúm…
Khi mang thai, thai phụ nên đi khám thai ngay ở 3 tháng đầu thai kỳ để tham gia chương trình chẩn đoán tiền sản như đo độ mờ da gáy, thử double test lúc thai 11 – 13 tuần, siêu âm 4 chiều lúc thai 16 – 18 tuần và 21 – 24 tuần. Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ tư vấn để chọc hút nước ối xét nghiệm hoặc sinh thiết gai rau.
Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng, hay vi trùng thực hiện phòng tránh tốt thì sẽ tránh được nguy cơ phù rau thai. Đối với trường hợp bất thường về nhiễm sắc thể cần được bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm một số xét nghiệm cần thiết và sẽ tư vấn có nên mang thai lại hay không.
Đối với thai phụ chưa từng mắc bệnh
Để dự phòng phù rau thai khi mang thai, các bà mẹ nên tránh xa những chất độc hại như hoá chất, chì, tia X (như chụp tim phổi)… không được hút thuốc lá hay uống rượu bia. Điều quan trọng nữa là không được sử dụng thuốc men hay uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự tư vấn và chỉ định của các bác sĩ. Thường xuyên khám và theo dõi thai tại các cơ sở y tế.
Đọc thêm: xét nghiệm down cho thai nhi ở tuần bao nhiêu ?
 
Top