Dạy trẻ cách ứng xử - mốc phát triển không thể thiếu trong những năm đầu đời

#1
Hành vi của con người bị ảnh hưởng bởi mong muốn và nhu cầu của mỗi cá nhân, những điều này chịu chi phối bởi môi trường sống, sự từng trải và việc nhận thức về yêu cầu của người khác.

Tất cả các yếu tố này không xảy ra độc lập mà đều có liên quan tới cách hành xử giữa con người với nhau. Trẻ nhỏ chưa biết cách cân bằng giữa mong muốn của mình với sự hiểu biết về nhu cầu của người khác, cũng như chưa biết định nghĩa “đúng – sai”.

Theo học thuyết nhân cách của Freud, trẻ nhỏ là nô lệ của chính “bản năng” (id) của mình và cần phát triển sự nhận thức về bản thân (ego) và “siêu nhận thức về bản thân” (superego) để cân bằng.


Dạy trẻ thế nào cho đúng?

Khi trẻ bắt đầu học mầm non hoặc mẫu giáo, trẻ sẽ tiếp tục phát triển về mặt xã hội và tình cảm dựa trên nền những cách ứng xử đã học được trong gia đình. Cha mẹ và thầy cô giáo có vai trò lớn nhất trong quá trình này. Các bậc phụ huynh cần chú ý trong cách dạy trẻ giao tiếp và ứng xử đúng cách ngay từ khi còn nhỏ.

>> Quan tâm: Danh Sách Shop Đồ Chơi Trẻ Em Hà Nội Giá Rẻ


1. Dạy con giữ trật tự ở nơi công cộng
Những nơi như trường học, công ty hay những nơi đông người, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ không được nói to, nhõng nhẽo hay ăn vạ. Vì khi trẻ nói to thì sẽ gây ảnh hưởng tới người khác, sẽ làm ồn, gây mất trật tự tới nơi công cộng. Điều này thể hiện bạn là một con người thông minh và nhạy bén, khéo léo biết cách xử lý tình huống thông minh và khôn khéo nhất, đồng thời thể hiện bạn là một người lịch sự

2. Dạy con biết chào hỏi khi gặp mọi người
Ông cha xưa vẫn thường có câu ’Lời chào là đầu câu chuyện” Bởi lời chào có vai trò quan trọng trong cuộc trò chuyện với người đối diện Trong cuộc trò chuyện, lời chào đầu tiên thể hiện thái độ niềm nở, sự chân thành và tôn trọng với đối tác trong quá trình giao tiếp. Vì vậy cha mẹ cần nhăc nhở bé có thói quen chào hỏi lễ phép khi gặp người lạ, nguời lớn tuổi.

Hiện nay nhiều bạn nhỏ vẫn hay ỷ lại và lười biếng, khi gặp người lạ không chào thể hiện trẻ không được dạy dỗ và giáo dục đàng hoàng, thể hiện sự mất lịch sự. Cha mẹ hãy cho con biết rằng chào hỏi lễ phép là một lối sống văn minh thể hiện con là một đứa trẻ ngoan và nghe lời.

3. Dạy con lịch sự khi trả lời người lớn tuổi
Khi gặp người lớn tuổi cha mẹ cần dạy bé cách xưng hô sao cho đúng mực nhất thể hiện con bạn là một người lịch sự. Cha mẹ cần cho bé biết rằng khi trẻ nói chuyện trao dổi thông tin với bất kể người lớn tuổi nào như thầy cô giáo, anh chị, cô bác thì việc dùng kính ngữ” Thưa” là một việc là cần thiết thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn tuổi. Đặc biệt nhiều bạn nhỏ có thó quen hay gật và lăc đầu khi đồng ý và từ chối một ai đó.

Đây là một hành động xấu, cha mẹ cần từ bỏ ngay cho trẻ bởi khi bé gật và lắc đối với người lớn thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người khác. Thay vì hành động này, bé hãy trả lời là đồng ý hoặc từ chối để người đối thoại sẽ hiểu rõ được thông tin mà bạn đang muốn truyền tải đồng thời sẽ thấy được sự tôn trọng của bạn dành cho người khác.

4. Dạy con biết nói lời cám ơn
Cảm ơn và xin lỗi là một bài học cần thiết của mỗi bạn nhỏ trong quá trình giao tiếp. Cha mẹ cần nhắc nhở con thói quen nói lời cám ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh. Lời cám ơn thể hiện sự lịch sự, yêu qúy và trân trọng sự giúp đỡ của người khác. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình hành nhân cách của trẻ sau này. Nên ngay từ nhỏ cha mẹ nên rèn luyện cho con thói quen biết biết nói lời cảm ơn người khác khi được giúp đỡ bất cứ công việc nào dù là rất nhỏ.

5. Dạy con nhìn thẳng vào mắt mọi người khi nói chuyện
Quá trình giao tiếp sẽ trở nên thoải mái và có sự chân thành, tôn trọng hơn khi người tham gia trò chuyện nhìn thẳng vào mắt nhau và nói những điều mà mình suy nghĩ. Điều này thể hiện bạn là một người giao tiếp có văn mình và thông minh trong cách ứng xử. Cha mẹ nên tạo thói quen khi nói chyện với bé sẽ nhìn thẳng vào mắt con, truyệt đạt với con bằng ngôn ngữ hình thể, qua ánh mắt, con sẽ thấy được sự chân thành và cởi mở trong cuộc trò chuyện. Hành vi này thể hiện sự tôn trọng người đối diện và là phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp.

>> Tham khảo thêm: Mua Tranh Em Bé Ở Đâu Đẹp Và Chất Lượng?

6. Dạy con trả lời điện thoại với thái độ lịch sự và đúng mực
Cách trả lời điện hoại sao cho đúng mực hà lịch sự nhất cũng là bài học mà các bạn nhỏ nên ghi nhớ.Cha mẹ có thể cho con tiếp xúc và trả lời điện thoại để bé mạnh dạn hơn. Nhưng trước tiên cha mẹ hãy dạy con cách nói chuyện điện thoại sao cho lịch sự như: Xin chào, đây là nhà của gia đình… Dạ xin lỗi, có thể biết ai đang gọi được không ạ? Ông, bà có muốn nhắn gì không ạ. Mẹ con sẽ về nhà vào tối nay. Lúc đó cô, chú có thể gọi lại cho mẹ con ạ” Chỉ thông qua cuộc trò chuyện các bạn nhỏ sẽ thêm phần tự tin và nhanh nhạy xử lý tình huống một cách khéo léo nhất.

7. Dạy trẻ cách sống hòa đồng
Không ai thích giao tiếp với một đứa trẻ khó chịu và hay cáu kỉnh, trẻ con thường chỉ thích chơi với những đứa trẻ hòa đồng, những bé không hòa đồng sẽ bị bạn bè lánh xa. Hãy cho trẻ biết điều này để bé hiểu ai cũng phải tuân thủ theo quy định của cuộc chơi nếu muốn vui vẻ. Không phải lúc nào bố mẹ cũng có thể ở bên cạnh và giúp bé nên việc giáo dục bé nhận thức được điều này là hoàn toàn cần thiết. Đây cũng là một cách rất hay giúp bố mẹ định hình tính cách cho trẻ và giúp trẻ tập kiềm chế bản thân trong mọi tình huống.

8. Giúp trẻ lập một thời gian biểu
Cha mẹ nên đề ra một thời gian biểu cho trẻ để tạo thói quen về những hoạch định cụ thể. Ví dụ như: khi nào đánh răng, ăn sáng, mặc quần áo, đến trường cũng như khoảng thời gian vui chơi… Trẻ con nên được uốn nắn, đặt vào khuôn phép từ nhỏ, qua thời gian khi có nhận thức nhất định, thói quen này sẽ cho trẻ những nguyên tắc nhất quán để tuân thủ khi trưởng thành.

9. Dạy con tuân thủ các quy định
Người văn minh là người tuân thủ các quy định. Sẽ rất khó lòng dạy con sống văn minh trong khi bản thân cha mẹ không hành xử được như vậy. Bên cạnh những hướng dẫn, quy định có sẵn tại những nơi công cộng, cha mẹ cũng có thể đưa ra những quy định cụ thể ngay tại nhà như: gõ cửa trước khi vào phòng, đi thưa về chào, không tự tiện lấy đồ của người khác…Tất nhiên, không thể một sớm một chiều trẻ có thể nắm bắt hết được những gì đã chỉ bảo, nhưng từng chút một, chúng sẽ tiến bộ một cách đáng kể.

10. Dạy trẻ cách ứng xử thông qua khen thưởng và trừng phạt
Hãy nhớ rằng, thứ nhất, lời khen chính là sự khuyến khích, động viên tốt nhất mà trẻ cần. Không đơn giản chỉ là những lời khen hay món quà, giúp trẻ nhận ra lý do được khen và kết quả nhận được là gì mới quan trọng.

Thứ hai, người lớn cũng mắc lỗi lầm huống hồ là trẻ nhỏ. Cần đảm bảo rằng bạn “có thưởng có phạt” công bằng với trẻ. Tuy nhiên, trẻ phải được khuyên bảo và cần có con cơ hội được sửa lỗi để hiểu được đúng sai.

Như vậy trên đây là các kỹ năng sống cần thiêt cần có của các bạn trẻ. Dù chỉ là những hành động, việc làm trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên nếu không được trau dồi và chấn chỉnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ tác động rất lớn tới quá trình nhận thức và tư duy của các bạn nhỏ. Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian bên con cũng hiểu thêm về tâm lý, tính cách của các bạn nhỏ đồng thời luôn kịp thời rút ra nhận xét và bài học cho bản thân.

>> Xem thêm: Trò Chơi Cho Trẻ 6 Tháng Tuổi Giúp Bé Phát Triển Não Bộ Siêu Tốt
 
#2
👉 Trẻ em trên thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng đã được tiếp cận với internet từ rất sớm, thực tế đã tồn tại song song cùng với sự hình thành của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Thế giới quan của trẻ không còn bị thu hẹp trong khoảng không gia đình, trường học mà đã vươn đến các mối quan hệ vượt biên giới quốc gia. Trẻ có thể truy cập các nguồn thông tin đa chiều, ngập tràn trên internet về giáo dục, thông tin y tế, điều này giúp trẻ tăng khả năng nghiên cứu về mọi chủ đề quan tâm và giúp các em bày tỏ ý kiến của mình đối với bạn bè, gia đình và xã hội.
👉 Trẻ tiếp cận internet từ rất nhiều cách khác nhau như: tiếp cận từ điện thoại di động của cá nhân (57,8%), máy tính ở nhà (45,9%), điện thoại di động của người thân (45,3%), ngoài quán internet (13,5%). Riêng nhóm học sinh trong nhà trường có một số trẻ trả lời được tiếp cận internet qua máy tính ở trường học (23,6%).
👉 Trẻ sử dụng internet chủ yếu để học hành/nghiên cứu (83,1%), xem phim/ca nhạc (71,5%), xem các chương trình giải trí/đọc tin tức (70,9%), giao lưu, kết nối bạn bè (71,2%) và chơi trò chơi điện tử/trực tuyến (58,7%).
👉 Các con số trên cho thấy, tại Việt Nam số lượng trẻ tuổi thanh thiếu niên sử dụng mạng internet khá cao, trẻ sử dụng trong cả mục đích dành cho học hành nghiên cứu cũng như truy cập thông tin. Số tỷ lệ phần trăm cho cả hai mục đích này khá tương đương. Trong những rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng, xâm hại tình dục trẻ em là một trong những rủi ro có thể dẫn đến tổn thương tâm lý và cơ thể suốt đời.
🔰 Vậy làm thế nào để trẻ không bị tổn thương khi tham gia môi trường mạng?
🔰 Chúng tôi – Trung tâm Phần mềm VTEC Software đã xây dựng lên Phần mềm chặn web đen, bảo vệ và giám sát máy tính VAPU với hơn 10 năm phát triển đã được hàng trăm ngàn bậc phụ huynh sử dụng, hơn 20.000 web đen và game online bị chặn, có các tính năng ưu việt:
✔ Chặn hơn 20.000 web đen
✔ Chặn hơn 5000 Game Online
✔ Chặn tất cả các Game Offline cài trong máy
✔ Chặn mạng xã hội, youtube (tuỳ chọn)
✔ Cài đặt khung giờ con được truy cập máy tính, truy cập internet
✔ Chụp màn hình máy tính định kỳ, gửi báo cáo qua email cho bố mẹ hàng ngày
✔ Cập nhật tự động web đen hàng ngày qua hệ thống AI của máy chủ
✔ Báo cáo lịch sử truy cập website
✔ Và nhiều tính năng hữu ích khác
💰 Giá sử dụng FULL_TÍNH_NĂNG chỉ 500K cho 12 tháng - chỉ 42K mỗi tháng. Hãy liên hệ ngay để có được giải pháp bảo vệ con yêu của bạn!
☎Liên hệ :
Mrs. Ngọc - 0968.909.203
👉 Trẻ tiếp cận internet từ rất nhiều cách khác nhau như: tiếp cận từ điện thoại di động của cá nhân (57,8%), máy tính ở nhà (45,9%), điện thoại di động của người thân (45,3%), ngoài quán internet (13,5%). Riêng nhóm học sinh trong nhà trường có một số trẻ trả lời được tiếp cận internet qua máy tính ở trường học (23,6%).
👉 Trẻ sử dụng internet chủ yếu để học hành/nghiên cứu (83,1%), xem phim/ca nhạc (71,5%), xem các chương trình giải trí/đọc tin tức (70,9%), giao lưu, kết nối bạn bè (71,2%) và chơi trò chơi điện tử/trực tuyến (58,7%).
👉 Các con số trên cho thấy, tại Việt Nam số lượng trẻ tuổi thanh thiếu niên sử dụng mạng internet khá cao, trẻ sử dụng trong cả mục đích dành cho học hành nghiên cứu cũng như truy cập thông tin. Số tỷ lệ phần trăm cho cả hai mục đích này khá tương đương. Trong những rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng, xâm hại tình dục trẻ em là một trong những rủi ro có thể dẫn đến tổn thương tâm lý và cơ thể suốt đời.
🔰 Vậy làm thế nào để trẻ không bị tổn thương khi tham gia môi trường mạng?
🔰 Chúng tôi – Trung tâm Phần mềm VTEC Software đã xây dựng lên Phần mềm chặn web đen, bảo vệ và giám sát máy tính VAPU với hơn 10 năm phát triển đã được hàng trăm ngàn bậc phụ huynh sử dụng, hơn 20.000 web đen và game online bị chặn, có các tính năng ưu việt:
✔ Chặn hơn 20.000 web đen
✔ Chặn hơn 5000 Game Online
✔ Chặn tất cả các Game Offline cài trong máy
✔ Chặn mạng xã hội, youtube (tuỳ chọn)
✔ Cài đặt khung giờ con được truy cập máy tính, truy cập internet
✔ Chụp màn hình máy tính định kỳ, gửi báo cáo qua email cho bố mẹ hàng ngày
✔ Cập nhật tự động web đen hàng ngày qua hệ thống AI của máy chủ
✔ Báo cáo lịch sử truy cập website
✔ Và nhiều tính năng hữu ích khác
💰 Giá sử dụng FULL_TÍNH_NĂNG chỉ 500K cho 12 tháng - chỉ 42K mỗi tháng. Hãy liên hệ ngay để có được giải pháp bảo vệ con yêu của bạn!
☎Liên hệ :
 
Top