Digital Marketing – Xu hướng phát triển TMĐT 2022

#1
1. Tại sao Digital Marketing có nhiều ưu điểm?

Digital Marketing là một tập hợp các phương pháp được sử dụng thông qua các công cụ truyền thông. Nhũng công cụ này giúp tiết kiệm ngân sách và thời gian trong việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua internet. Vì vậy, Digital Marketing có những ưu điểm đặc biệt như:
1.1. Tiết kiệm chi phí hiệu quả

So với Marketing truyền thống phải sử dụng các công cụ truyền thống như báo chí, TVC, Telesales hay in tờ rơi. Những phương pháp này sẽ gây tốn kém chi phí trong việc quảng bá sản phẩm thương hiệu. Nhưng đối với Digital Marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tới đối tượng khách hàng mục tiêu với chi phí thấp.
Ngân sách cho chiến dịch Facebook Ads
1.2. Dễ dàng mở rộng và tiếp cận khách hàng mục tiêu

Khả năng tiếp cận chính xác hơn, dễ dàng mở rộng thêm nhiều khách hàng mục tiêu là những ưu điểm vượt trội của Digital Marketing. Với đa dạng nền tảng từ các Social Media như: Facebook Ads, Zalo Ads, Google Ads,… đây là những nền tảng cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu mọi lúc, mọi nơi.
Dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua Facebook Ads
1.3. Đo lường chỉ số hiệu quả

Với BrandZ, công dụng đặc biệt nhất của Digital Marketing là đo lường các chỉ số thông qua các công cụ Tracking kết hợp với việc sử dụng công nghệ để phân tích một cách hiệu quả.
Phân tích chỉ số trên Google Search Console
1.4. Thời gian thực

Marketing truyền thống và Digital Marketing có sự khác biệt lớn nhất chính là khả năng xem kết quả giữa thời gian thực và thời gian hiện tại. Với tính năng Real Time trong cộng cụ Google Analytics cho phép chúng ta theo dõi các hoạt động của người dùng trên Website của thương hiệu. Từ đó, công cụ Google Analytics sẽ cập nhật và báo cáo thông tin của người dùng thông qua các chỉ số một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Tính năng Real Time trên công cụ Google Analytics
1.5. Tích hợp sử dụng trên Mobile

Digital Marketing cho phép người dùng kết nối với những nội dung thông qua các thiết bị di động của họ. Đa phần người dùng trực tuyến thường truy cập Website qua thiết bị di động. Ngoài ra, Digital Marketing có người dùng tiếp cận với cộng đồng qua các thiết bị di động, máy tính cá nhân,…
Mobile Marketing
2. Digital Marketing gồm những gì?

2.1. Website Marketing

Website là một trong những phần quan trọng trong chiến lược Digital Marketing. Có thể khẳng định Website chính là bộ mặt của cả thương hiêu từ cấu trúc, thiết kế, màu sắc cho đến bố cục và nội dung đều tác động mạnh mẽ đến thương hiệu. Từ đó, giúp cho khách hàng có cái nhìn thiện cảm hơn về thương hiệu của doanh nghiệp.
2.1.1. Thiết kế giao diện Website

  • Bố cục
  • Màu nhận diện
  • Cấu trúc chuẩn SEO
  • Nội dung và thông điệp.
Giao diện Website
2.1.2. Tối ưu trải nghiệm người dùng

  • Tối ưu tốc độ tải trang
  • Tối ưu nút CTA
  • Website cần ưu tiên việc tích hợp với thiết bị di động.
Tối ưu trải nghiệm người dùng trên Website
2.2. Tối ưu SEO

  • Nghiên cứu từ khóa: Xây dựng và nghiên cứu từ khóa phù hợp với ngành hàng của thương hiệu
  • Tối ưu URL: Chèn Keywords chính trên URL của doanh nghiệp và URL dưới 100 ký tự. URL được phân cách bằng dấu (-) và viết thường, không dấu.
  • Tối ưu tiêu đề: Tiêu đề có từ 60 – 70 ký tự có chứa từ khóa
  • Tối ưu thẻ Meta: Thẻ Meta có chứa từ khóa và có từ 150 – 160 ký tự
Tối ưu SEO trên Google
2.3. Social Marketing

Socila Marketing là những nền tảng mạng xã hội được sử dụng để quảng cáo sản phẩm / dịch vụ của thương hiệu. Một trong những nền tảng mạng xã hội nổi bật như: Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest, LinkedIn,… sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng đối với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Social Marketing
2.4. Quảng cáo PPC

PPC là một loại hình quảng cáo trả phí, mỗi lần nhấp chuột là lúc các Marketers phải trả một khoản phí cố định cho từng lượt nhấp. Có 2 nền tảng quảng cáo nổi bật là: Google Ads và Facebook Ads. Đây chính là 2 nền tảng quảng cáo trả phí phổ biến hiện nay.
Quảng cáo trên Google Ads
2.5. Content Marketing

Content Marketing là phương pháp xây dựng và sáng tạo nội dung có giá trị để thu hút và tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu một cách tự nhiên. Từ đó, có thể đem đến cho khách hàng những giá trị đặc biệt đến từ thương hiệu.
Content Marketing
3. Công việc của một Digital Marketing

Ngày nay, các Marketers có nhiệm vụ thúc đẩy sự nhận thức thương hiệu, giúp xây dựng lưu lượng truy cập cho website và tạo nên những tệp khách hàng tiềm năng thông qua các nền tảng Digital Marketing khác nhau. Mỗi Marketers có thể đảm nhận với nhiều vai trò khác nhau và sử dụng các Digital Marketing khác nhau để có thể dễ dàng tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.
-----
>>Link chi tiết: https://brandzvn.com/digital-marketing-xu-huong-phat.../
 
Top