Giảm tiểu cầu nên ăn gì?

#1
Tiểu cầu là một tế bào máu có vai trò rất quan trọng đối với khả năng cầm máu. Giảm tiểu cầu là bệnh lý thường gặp, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới thần kinh, gây suy thận hoặc các biến chứng nặng liên quan tới đông máu,...
Thông tin dưới chỉ mang tính chất tham khảo, mọi thắc mắc liên hệ Nhà Thuốc LP qua hotline 0776511918.


#1. Giảm tiểu cầu là gì?
Giảm tiểu cầu là thuật ngữ mô tả tình trạng tiểu cầu thấp hơn mức bình thường trong máu, số lượng tiểu cầu dưới 150.000 tế bào/micro lít máu. Dù số lượng tiểu cầu giảm, chức năng của chúng vẫn được duy trì.

Khi số lượng tiểu cầu quá thấp thì quá trình đông máu sẽ bị chậm lại, có thể gây chảy máu tự phát bên ngoài, chảy máu bên trong hoặc chảy máu dưới da. Đối với các trường hợp giảm tiểu cầu nhẹ, chức năng đông máu và cầm máu có thể vẫn bình thường.

Xem thêm thuốc điều trị: Revolade giá bao nhiêu?

#2. Giảm tiểu cầu bao nhiêu là nguy hiểm?
Ở người khỏe mạnh bình thường số lượng tiểu cầu nằm trong khoảng từ 150.000 - 450.000/micro lít máu. Mức giảm được cho là nguy hiểm khi tiểu cầu giảm xuống chỉ còn 50.000 tế bào/micro lít máu, nghiêm trọng hơn là 10.000 - 20.000 tiểu cầu/micro lít máu.

#3. Giảm tiểu cầu là triệu chứng của bệnh gì?
Bệnh giảm tiểu cầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu thấp (dưới 140.000) do nhiều nguyên nhân vd hóa chất, thuốc độc tế bào,tia xạ , bệnh lý cường lách, miễn dịch, di truyền. Khi lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ gây xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết niêm mạc. Hiện bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

#4. Tiểu cầu của người lớn là bao nhiêu?
Chỉ số PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu. Bình thường số lượng tiểu cầu trong máu thường vào khoảng 150.000 đến 400.000 tiểu cầu/μl máu (1 μl = 1 mm3), trung bình là 200.000 tiểu cầu/μl máu. Mỗi 1 lít máu sẽ có khoảng 150 – 400 tỷ tế bào tiểu cầu.

#5. Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch: Còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, là tình trạng hệ thống miễn dịch bị rối loạn, tạo ra các kháng thể phá hủy tiểu cầu; Thiếu máu bất sản: Là tình trạng tủy xương không thể tạo ra các tế bào máu bình thường, dẫn tới giảm số lượng tiểu cầu.

#6. Người tiểu cầu thấp nên kiêng ăn gì?
Tình trạng giảm tiểu cầu làm tăng nguy cơ xuất huyết và mức độ trầm trọng của bệnh xuất huyết. Vì thế những thực phẩm làm tăng nguy cơ xuất huyết và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tiểu cầu, làm giảm tiểu cầu cần hạn chế là:

Thức ăn nhanh.
Thịt đỏ.
Chất béo bão hòa trong sữa và chế phẩm từ sữa.
Các loại quả mọng, cà chua.
Dầu nguồn gốc động vật.
Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.
Hành tây và tỏi.

#7. Giảm tiểu cầu nên ăn gì?
- Bổ sung ngay các thực phẩm giàu Vitamin C
Với bệnh nhân tiểu cầu thấp, ăn nhiều thực phẩm bổ sung Vitamin C cũng giúp cải thiện khả năng tổng hợp tiểu cầu.
Những đối tượng thiếu hụt tiểu cầu được khuyến cáo nên bổ sung hàng ngày từ 400 - 2000 mg Vitamin C từ những thực phẩm như: cam, bưởi, ổi, ớt chuông, quả kiwi, súp lơ xanh, rau bina,…

- Những thực phẩm giàu sắt
Nếu bạn đang thắc mắc ăn gì để tăng tiểu cầu thì không thể bỏ qua thực phẩm giàu sắt. Sắt là khoáng chất quan trọng tổng hợp nên tế bào hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh. Vì thế người bệnh thiếu máu nói chung và giảm tiểu cầu trong máu nói riêng nên tăng cường bổ sung sắt. Đặc biệt là những đối tượng nhu cầu cao như: Phụ nữ mang thai, người vừa bị mất nhiều máu, phụ nữ thiếu máu do kinh nguyệt nhiều, người nghiện rượu, mắc bệnh về gan,…

- Nhóm thực phẩm giàu Folate: Gan bò, Các loại rau màu xanh đậm như rau chân vịt, rau cải, Ngũ cốc, Đậu trắng.

- Nhóm thực phẩm giàu Vitamin B12: Những loại thực phẩm giàu Vitamin B12 bao gồm: Trứng, thịt bò, gan bò, cá hồi, cá ngừ, sữa và các chế phẩm từ sữa.
 
Top