Hướng dẫn cách nuôi tảo khuê giúp giảm chi phí thức ăn cho tôm 30%

#1
Nuôi tôm thì việc gây màu nước là giai đoạn quan trọng nhất, vì màu nước trong ao tôm quyết định bởi số lượng tảo khuê ở trong ao. Tảo khuê là một loại tảo có ích, bởi chúng là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho tôm từ giai đoạn ấu trùng cho đến trưởng thành. Ngoài ra khi tảo khuê sinh sôi phát triển nhiều sẽ khiến nước ao có màu trà giúp cho ánh nắng không chiếu rọi trực tiếp xuống ao, giảm nguy cơ tăng nhiệt độ cũng như dưới ao không quá sáng ảnh hưởng tới tập tính săn mồi của tôm. Để có thể kích thích 1 lượng lớn tảo khuê sinh sôi đủ để đáp ứng nhiều nhu cầu như vậy thì có 3 cách sau đây để gây tảo cho bà con chọn
Để đọc đầy đủ hơn về tảo khuê là gì coi ở đây: https://hauionline.edu.vn/threads/h...nuoi-tom-giup-giam-chi-phi-thuc-an-30.220835/

Cách gây màu nước tảo khuê trong ao nuôi tôm
  • Cách gây màu tảo khuê bằng chế phẩm vi sinh Bio Active
Vi sinh gây màu nước Bio Active của VFT là sản phẩm vi sinh duy nhất không cần qua ngâm ủ
Sử dụng vi sinh Bio Active của VFT là cách gây màu tảo khuê mà không cần qua ngâm ủ
Tạo màu nước chính là xây dựng hệ vi sinh có lợi cho tôm. Thực tế có khá nhiều cách gây màu nước tảo khuê nhưng phương pháp sử dụng men vi sinh Bio Active được bà con nuôi tôm lâu năm rất ưa chuộng, nhờ khả năng gây màu hiệu quả nhanh chóng chỉ sau Nửa ngày mà không cần phải ủ như các loại khác. Việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian mà hiệu quả vẫn không bị ảnh hưởng.

Bio Active là chế phẩm vi sinh, không chứa kháng sinh, hormone hay các chất độc hại nên an toàn tuyệt đối cho tôm, môi trường và sức khỏe của bà con. Ngoài khả năng gây màu nước tảo khuê cho ao nuôi, Bio Active còn có giúp phân hủy chất hữu cơ làm sạch nước, giảm hàm lượng khí độc và ức chế các vi sinh vật gây bệnh.



Quy trình cách gây màu nước tảo khuê cho ao nuôi nên được tiến hành trước khi thả tôm. Bà con thực hiện như sau:

– Nguồn nước cấp đã được xử lý kỹ sau khoảng 3 ngày thì bắt đầu đánh men vi sinh Bio Active để gây màu tảo khuê. Ao lên màu tảo khuê được khoảng 3 ngày thì bà con có thể thả giống.

– Liều lượng: 1 lít Bio Active cho khoảng 10.000m3 nước, đánh định kỳ 5-7 ngày/lần (tháng đầu thả giống) và 3-5 ngày/lần (từ tháng thứ 2 trở đi).

– Hướng dẫn sử dụng: Bà con chỉ cần pha Bio Active với nước ao rồi tạt trực tiếp xuống ao, không cần ngâm ủ hay sục khí, rất tiết kiệm thời gian và công sức. Thời điểm tốt nhất để gây màu tảo khuê hiệu quả là vào buổi sáng từ 8 – 10 giờ khi trời có nắng (Sản phẩm có thể sử dụng hầu hết ở mọi loại ao nuôi như ao đất, ao đất lót bạt, ao xi măng, ao composite, ao khung thép lót bọt…)

– Lưu ý: Không pha Bio Active với nước ấm, nước nóng hoặc nước sinh hoạt (có chứa clo) sẽ làm chết các vi khuẩn có lợi. Mặc dù gây màu nước thành công nhưng bà con cần phải sử dụng định kỳ trong tháng đầu tiên vì ấu trùng tôm sẽ thích ăn tảo khuê hơn là thức ăn công nghiệp.

Từ tháng thứ 2 đến khi thu hoạch, ao nuôi sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn do lượng thức ăn dư thừa, chất thải của tôm tích tụ. Lúc này tảo độc có cơ hội sinh sôi phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong ao. Ngoài ra, vi sinh Bio Active có khả năng phân hủy các chất hữu cơ tích tụ đáy ao giúp bà con kiểm soát lượng thức ăn dư thừa cũng như vỏ và chất thải của tôm.

Tham khảo thêm bài viết tảo lam: https://vftgroup.vn/kien-thuc-chi-tiet/tao-lam-la-gi/
  • Cách gây màu tảo khuê bằng phân hóa học


Bà con sử dụng phương pháp bón phân hóa học cũng là 1 cách hiệu quả để gây màu tảo khuê trong ao nuôi tôm. Cách này thường được thực hiện ở giai đoạn đầu vụ nuôi và nên thực hiện 1 đến 2 tuần trước khi thả giống. Liều lượng đầu tiên để bón phân hóa học ở lần đầu tiên chỉ nên dao động ở mức 0,95 ppm nitơ và 0,11 ppm phospho.

Ví dụ thực tế:

Nếu như ao nuôi có diện tích 1h và có độ sâu là 0,8m –> Thể tích nước trong ao nuôi: 1.000 x 0,8 = 8.000m3.

– Hàm lượng nitơ cần đạt là 0,95 ppm thì ta cần dùng 8.000 x 0,95 = 7.600g = 7,6kg Nitơ.

– Hàm lượng phospho cần đạt là 0,11 ppm thì ta cần dùng 8.000 x 0,11 = 880g = 0,88kg Phospho.

Sau khi bà con xác định được lượng dinh dưỡng cần đạt, lượng phân bón hóa học dựa theo hàm lượng dưỡng chất sẽ được tính theo cách như sau:

Lượng phân bón hóa học cần sử dụng = Lượng dưỡng chất cần đạt / % dưỡng chất phân bón

– Khi bón phân phân Ammonium Sulfate (21% Nitơ) –> Hàm lượng phân bón cần dùng sẽ là 7,6 / 0,21 = 36,1kg.

– Khi bón phân Triple Superphosphate (39% Phospho) –> Hàm lượng phân bón cần dùng sẽ là 0,88 / 0,39 = 2,25kg.

Phân bón bị hấp thụ ở nền đáy ao do đó bà con cần tiến hành bón nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ, lặp lại từ 7 đến 10 ngày sẽ hiệu quả hơn. Sau mỗi lần bón phân thì quan sát mức độ phát triển của tảo khuê rồi điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Liều lượng phân bón sẽ phụ thuộc vào điều kiện môi trường của từng vùng miền và điều kiện thời tiết ở từng thời điểm trong năm.

Lưu ý:

Cách gây màu nước tảo khuê trong ao nuôi tôm bằng phân hóa học có hiệu quả nhanh chóng nhưng mất công sức, không bền, dễ sụp tảo. Khi tảo khuê tàn làm cho nước ao trong và các loại tảo độc khác có cơ hội sinh sôi phát triển.
Phân đạm (phân ure) có khả năng làm tăng nồng độ khí độc amoniac trong nước. Một phân tử phân urê tạo 2 phân tử NH3 rất có hại cho tôm nuôi. Vì vậy cần hạn chế sử dụng phân urê để gây tảo khuê trong ao nuôi tôm.
Những ao đã nuôi thời gian lâu hoặc đã sử dụng phân lân hạ phèn không nên dùng phân hóa học để gây màu nước tạo tảo khuê.
Phân bón hóa học dạng hạt thường sẽ bị rơi xuống đáy ao rồi tan từ từ vào nước. Nhưng thực tế, khi rơi xuống đáy ao chúng sẽ bị bùn đáy hấp thu nên khó tan trở lại vào nước. Vì vậy nên hòa tan phân bón dạng hạt với nước rồi mới phun xuống ao để gây màu tảo khuê.
Xem thêm bài viết về tảo giáp tại: https://vftgroup.vn/kien-thuc-chi-tiet/tao-giap-la-gi/
  • Gây màu tảo bằng cám gạo, bột cá, bột đậu nành
Việc sử dụng cám gạo là cách tiết kiệm nhất tuy nhiên cũng để lại rủi ro nhiều chất hữu cơ phân hủy
Việc sử dụng cám gạo là cách gây màu nước tảo khuê tiết kiệm nhất tuy nhiên cũng để lại rủi ro nhiều chất hữu cơ phân hủy
Một trong những cách gây màu nước tảo khuê trong ao nuôi tôm hiệu quả là sử dụng hỗn hợp cám gạo, bột cá, bột đậu nành để gây màu cho ao nuôi. Bà con ủ hỗn hợp trên theo tỷ lệ 2:1:2.

Gồm 2 kg cám gạo hoặc cám ngô + 1kg bột cá + 2kg bột đậu nành và trộn đều hỗn hợp trên sau đó nấu chín, ủ kín từ 2 – 3 ngày là dùng được.
Liều lượng 3 – 4kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi ao lên màu đẹp, đạt độ trong 30 – 40 cm thì tiến hành thả giống.
7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm một nửa so với ban đầu bà con căn cứ màu nước để bổ sung.
 
Top