Hạt Dổi Tây Bắc

#1
HẠT DỔI LÀ GÌ? VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Vớ vẩn, hạt dổi Tây Bắc, đặc biệt là Lai Châu ngon nổi tiếng xưa nay, ai ở Lai Châu – Điện Biên, nhất là dân thích nhậu đều biết, Hạt Dổi ở Lai Châu hạt rất bé, màu nâu sậm, rất thơm, thế mà tay phóng viên kia lại viết như chỉ có Na Hang mới có hạt dổi ấy. Dổi ở Lai Châu thường là Dổi rừng, mọc tự nhiên, thân cây cao, thẳng đứng, ít cành. Bà con đồng bào dân tộc vẫn vào rừng đi nhặt Hạt Dổi vào quãng tháng 10, tháng 11 Dương Lịch hàng năm.
Đây, hạt dổi Tây Bắc, mạn Lai Châu – Điện Biên đây, hạt nhỏ, nâu sậm, rất thơm.

1. PHÂN LOẠI HẠT DỔI:
Ở Lai Châu cũng có 2 loại Hạt Dổi! Bà con trên này phân biệt gọi là HẠT DỔI TO và HẠT DỔI NHỎ. Chi tiết như sau:
– HẠT DỔI NHỎ: Hạt bé, không đều nhau, có hạt bé tí, có hạt lại bằng hạt ngô, thường có màu vàng & đen! Hạt Dổi này cực kì thơm và được ưa chuộng nhất, loại này ít, hiếm hơn và giá bán cao hơn HẠT DỔI TO! Nhiều người thường gọi là DỔI NẾP, thân cây cũng giống Hạt Dổi To, nhưng lá bé hơn, vàng hơn.
– HẠT DỔI TO: Hạt rất to, đen, không thơm bằng Hạt Dổi Nhỏ, ngửi kĩ thì có mùi hắc khá khó chịu, loại này ít được ưa chuộng, số lượng bán nhiều và giá thành rẻ. Nhiều người gọi là DỔI TẺ, đặc điểm cây chỉ khác là lá to hơn & xanh hơn cây Hạt Dổi Nhỏ.
 
Top