Mang thai thì có nên sử dụng thuốc ngủ hay không ?

#1
Mất ngủ là một trong những chứng bệnh rất phổ biến trong thời kỳ mang thai. Thậm chí mất ngủ mãn tính khi mang thai còn có xu hướng gây trầm cảm ở những bà mẹ sắp sinh. Vậy trong trường hợp đó các mẹ có nên uống thuốc ngủ khi mang thai không? Bài viết dưới đây nipt gentis sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc đó cho các mẹ.
Mang thai có nên sử dụng thuốc ngủ ?
Hiện tượng mất ngủ khi mang thai
Mất ngủ là khi bạn cảm thấy khó để đi vào giấc ngủ hay ngủ không sâu giấc hoặc cả hai trường hợp trên. Phụ nữ có thể trải qua chứng mất ngủ trong tất cả giai đoạn của thai kỳ, nhưng hiện tượng này sẽ phổ biến hơn ở trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba.
Đặc biệt trong thời kì tam cá nguyệt thứ ba thường là thời gian khó ngủ nhất đối với nhiều phụ nữ, đơn giản là vì có quá nhiều thay đổi đã xảy ra trong cơ thể vào thời điểm đó. Những cơn đau nhức kéo dài trong giai đoạn này có thể khiến một số phụ nữ luôn cảm thấy khó chịu và không ngủ ngon. Ngoài ra, tâm trạng lo lắng về ngày sinh sắp tới cũng khiến mẹ bầu khó ngủ hơn.
Giống như bất kỳ triệu chứng nào khác mà bạn gặp phải trong thai kỳ, nếu chứng mất ngủ liên tục kéo dài và trở nên tồi tệ hơn thì cách giải quyết tốt nhất là tìm gặp các bác sĩ để xin lời khuyên.

Phụ nữ có thể trải qua chứng mất ngủ trong tất cả giai đoạn của thai kỳ
Nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị mất ngủ
Có rất nhiều yếu tố có thể phá hỏng giấc ngủ của mẹ bầu và trong số đó có một vài nguyên nhân cơ bản sau:
  • Kích thước vùng bụng: Khi bước vào những giai đoạn gần cuối của thai kỳ thì kích thước vùng bụng của thai phụ sẽ phát triển nhanh chóng và chính điều này khiến các bà mẹ khó có thể tìm được tư thế ngủ thích hợp. Thậm chí với những mẹ bầu thai quá to và chỉ có thể nằm được đúng một tư thế nhất định cũng sẽ khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.
  • Đau lưng: Khi trọng tâm của cơ thể dịch chuyển về phía trước, cơ lưng sẽ bị hoạt động quá tải dẫn đến việc đau lưng trong khi mang thai. Thêm vào đó, dây chằng được nới lòng nhờ các hormone thai kỳ cũng khiến bạn dễ bị đau lưng hơn.
  • Đầy bụng: Hormone thai kỳ làm chậm quá trình tiêu hóa khiến bạn cảm thấy đầy hơi và bí bách trong người.
  • Chuột rút:Những thay đổi trong tuần hoàn và áp lực của em bé trong bụng sẽ đè lên dây thần kinh và cơ bắp khiến chân sẽ bị chuột rút.
  • Khó thở: Tử cung đang phát triển cũng gây áp lực lên cơ hoành, nằm ngay dưới phổi của bạn khiến xảy ra hiện tượng khó thở.
  • Suy nghĩ quá nhiều: Việc suy nghĩ quá nhiều hay căng thẳng tinh thần cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của sản phụ.
  • Nguyên nhân khác: Bên cạnh các nguyên nhân kể trên thì còn một số nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ như đi tiểu thường xuyên vào ban đêm, những giấc mơ khi ngủ, buồn nôn và nôn mửa,..
Vậy có nên sử dụng thuốc ngủ khi mang thai không?
Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng bất cứ loại thuốc ngủ nào vì hiện tại, chưa có bất cứ nhãn hiệu nào được chứng nhận là an toàn cho phụ nữ mang thai.
Bên cạnh những tác động tiêu cực đến hệ thần kinh của mẹ bầu, thuốc ngủ uống khi mang thai khiến mẹ bầu bị phụ thuộc, thậm chí là gây nghiện nếu dùng lâu dài. Nguy hiểm hơn, những mẹ bầu thường xuyên uống thuốc ngủ sẽ làm giảm chỉ số IQ của trẻ. Thậm chí, trẻ sẽ bị rối loạn chuyển hóa bilirubin sau sinh, dẫn đến chứng vàng da và những tổn thương khác trên hệ thần kinh và trí não.
Ngay cả những loại thuốc mới nhất trên thị trường hiện nay cũng để lại những hậu quả tiêu cực cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.
Không chỉ các sản phẩm thuốc kháng sinh mà ngay cả các thảo dược được bán dưới dạng hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên thì mẹ bầu cũng không nên tùy ý sử dụng. Hiện tại, không có nhiều bằng chứng xác thực các biện pháp sử dụng thảo dược có thể giúp ích hay an toàn trong thai kỳ.

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng bất cứ loại thuốc ngủ nào
Các mẹo nhỏ giúp cải thiện giấc ngủ
Thay vì nghĩ đến việc sử dụng thuốc để can thiệp thì các mẹ bầu hãy tham khảo một vài biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ mà không làm hại đến sức khỏe.
  • Xây dựng chu kỳ ngủ – thức hợp lý: Giữ một giờ đi ngủ phù hợp với thời gian thức dậy, tạo nên tính nhất quán trong suốt thời gian. Hơn nữa, thời gian ngủ trưa cần hợp lý, tránh ngủ trưa quá dài sẽ khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.
  • Giữ không gian phòng ngủ mát mẻ và yên tĩnh: Khi trời tối cơ thể của chúng ta sẽ sản xuất melatonin, một loại hormone giúp cơ thể chuyển sang trạng thái ngủ dễ dàng. Một căn phòng yên tĩnh, mát mẻ sẽ làm cho bạn dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Nếu được thay vì sử dụng điều hòa hãy sử dụng quạt điện để làm cho căn phòng thoáng hơn vì thai nhi phát triển nhanh hơn trong không khí trong lành.
  • Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ: Việc ăn quá no khiến cơ thể không kịp tiêu hóa và cảm giác đầy bụng sẽ khiến bạn không thể ngủ ngay. Đặc biệt là những thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc cay sẽ thường gây ra chứng ợ nóng không tốt cho cơ thể. Nếu quá đói, thai phụ có thể ăn một vài thức ăn nhẹ như bánh quy giòn, táo,…
  • Hạn chế uống cà phê:Một số chất có thể làm gián đoạn giấc ngủ và caffein chính là một trong những thủ phạm lớn nhất. Ngoài việc làm mất ngủ, caffein còn cản trở hấp thụ chất sắt cần thiết cho sản phụ và thai nhi. Vì thế không nên uống quá nhiều cà phê trong một ngày và uống trước khi đi ngủ.
  • Từ bỏ rượu và thuốc lá: đây cũng là những tác nhân có thể làm gián đoạn giấc ngủ và các bà mẹ tương lai nên tránh xa những chất này. Uống rượu khi mang thai làm cho thần kinh của bạn bị kích thích và trạng thái này không tốt để duy trì giấc ngủ ngon. Hơn nữa giống như bất kỳ chất lỏng nào khác, nếu uống nhiều rượu sẽ khiến sản phụ phải thức dậy vì chứng tiểu đêm.
  • Uống nhiều nước trong ngày: bổ sung nước luôn là việc làm cần thiết cho cơ thể và hãy ngừng uống trước một vài giờ trước khi đi ngủ để bạn không phải thức dậy giữa chừng để đi vệ sinh. xét nghiệm down cho thai nhi ở tuần bao nhiêu ?

Bổ sung nước luôn là việc làm cần thiết cho cơ thể
  • Hãy ra ngoài và đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày: Tập thể dục hàng ngày sẽ khiến giấc ngủ của bạn ngon hơn và hạn chế không tập thể dục trong khoảng 4 tiếng trước khi đi ngủ vì nó có thể khiến bạn cảm thấy tỉnh táo.
  • Tắm trước khi ngủ: Thông thường nên tắm trong nước từ 35 đến 38 độ C hoặc ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ vì nó giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ bắp và có tác dụng tâm lý tốt trước khi ngủ.
  • Mặc quần áo ngủ thoải mái: Bà bầu nên mặc quần áo ngủ rộng và thoải mái chủ yếu làm từ cotton để thấm hút mồ hôi và thoáng mát. Mặc quần áo chật vào ban đêm có thể khiến bạn không thoải mái và từ đó giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng.
  • Uống sữa trước khi ngủ: Uống một ly sữa ấm 30 phút trước khi đi ngủ. Các chất dinh dưỡng trong sữa cũng rất tốt cho bà bầu cũng như thai nhi.
  • Tư thế ngủ: Một số bác sĩ nói rằng ngủ một bên giúp giảm áp lực cho thai nhi cũng như mẹ, nhưng điều quan trọng hơn là người phụ nữ quan tâm phải chọn tư thế thoải mái nhất để có giấc ngủ ngon hơn.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại: Ánh sáng xanh từ điện thoại hay máy tính bảng có thể phá vỡ sự giải phóng melatonin trong não, làm đảo lộn chu kỳ giấc ngủ suốt cả đêm. Vậy nên hãy hạn chế sử dụng chúng trước khi đi ngủ.
  • Giữ cân bằng tinh thần: Có nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ mang thai không nên sợ hãi hoặc quá lo lắng vì điều đó có thể làm thay đổi mô hình và rối loạn giấc ngủ.
  • Massage nhẹ nhàng: Mát xa vừa phải sẽ làm giảm căng thẳng của cơ bắp và giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn. Hơn nữa, việc mát xa cũng giúp làm giảm căng thẳng tinh thần và nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ. Mát xa chân còn giúp giảm phù chân trong những tháng cuối thai kỳ.

Mát xa vừa phải sẽ làm giảm căng thẳng của cơ bắp và giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn
Thay vì tự ý sử dụng thuốc ngủ có thể gây nguy hại cho chính bản thân và em bé thì điều các mẹ bầu cần làm hơn đó là cố gắng điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống cùng nghỉ ngơi để cải thiện tình trạng giấc ngủ tốt hơn.
Đọc thêm: giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh
 
Top