Nếu bé ngủ hay giật mình thì điều đó có nghĩa là gì ?

#1
Chúng ta thường thấy trẻ có những giấc ngủ sâu và yên tĩnh, cảm giác khi nhìn giấc ngủ của bé thật bình yên và đáng yêu phải không. Nhưng một số bé ngủ hay giật mình trong khi ngủ . Hành động đó xảy ra có thể là giấc ngủ ban ngày, ban đêm thay vì có một giấc ngủ ngon giấc như bao bé khác.
Bé ngủ hay giật mình có bình thường không ?

Tôi có thể hiểu được nỗi lo lắng của cha mẹ khi con mình thường lật mình, ngồi dậy, trằn trọc trong khi ngủ hoặc bé ngủ hay giật mình khóc đêm. Những lo lắng về việc bé có ngủ đủ giấc hay không , bé ngủ hay giật mình có sao không hay trẻ ngủ hay giật mình là bị bệnh gì là những câu hỏi thường gặp ở các bố mẹ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý cho biết việc bé ngủ thường giật mình trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è hoàn toàn bình thường trong nhiều trường hợp. Những độ tuổi thường gặp là trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ mẫu giáo cũng thường gặp phải. Các chuyên gia giải thích rằng “ một số trẻ giật mình trong khi ngủ sẽ có xu hướng dừng lại khi trẻ bắt đầu đến tuổi tiểu học”. Tuy nhiên, giấc ngủ không yên - hoặc bất cứ điều gì mà cha mẹ có vẻ không thoải mái - có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
trẻ ngủ hay giật mình có sao không ?
" Đôi khi, một đứa trẻ có thể ngồi dậy, ngáp, cử động chân tay, dụi mắt, di chuyển xung quanh rồi lại ngủ tiếp. Để bé ngủ ngon và ngủ hay giật mình không xảy ra thì bé cần phải được tập luyện và bố mẹ cần có thời gian để cải thiện điều đó ."
Tiến sĩ Harris​
Bé ngủ hay giật mình có sao không ?

Tất cả con người đều cần ngủ đầy đủ để hoạt động và phát triển tốt hơn. Đặc biệt , đối với trẻ sơ sinh và trẻ từ 3 tuổi trở xuống đều dành nhiều thời gian ngủ hơn là thức mỗi ngày. Và việc trẻ ngủ ngon giấc hay thường giật mình trong khi ngủ thì vẫn có nhiều hoạt động vẫn xảy ra trong cơ thể và não bộ.

Giấc ngủ là một quá trình phức tạp mà vẫn còn nhiều điều chưa được biết đến. Tất nhiên trong đó có cả sự phát triển, chữa lành, duy trì trí nhớ, hoạt động của não bộ và hồi phục sức khỏe xảy ra ở mọi lứa tuổi và việc không ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của trẻ. Và khi trẻ thức giấc có nghĩa là một chu kỳ ngủ đã được hoàn thành- cho dù là giấc ngủ ngắn hay dài và có thể là nửa đêm.
Khi nào bé ngủ hay giật mình ?

Theo tiến sĩ Paruthi : “ Nhiều cha mẹ thường thấy con mình thường thức giấc vào ban đêm hoặc 1 thời điểm ngắn ở trong đêm và những hành động đó là bình thường ví dụ như thay đổi tư thế , chuyển động chân tay”.

Việc có những vận động trong thời gian ngắn là hoàn toàn bình thường. Đặc biết, là thay đổi trạng thái giấc ngủ. Tần suất và cường độ của tình trạng bồn chồn vào ban đêm khác nhau ở trẻ em nhưng xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và thanh thiếu niên. Và thực tế , điều đó là cần thiết và giúp cho hệ thần kinh không bị chèn và nén hay còn gọi là ngủ quên.Theo tiến sĩ , khi trẻ lớn dần thì tình trạng bé ngủ hay giật mình sẽ giảm dần theo thời gian.
Những dấu hiệu bạn phải chú ý khi trẻ ngủ bị giật mình

Mặc dù trẻ thường hay giật mình khi ngủ là dấu hiệu tốt và bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp giật mình khi ngủ cũng cảnh báo cho bạn một số vấn đề về sức khỏe của bé. Điều này đòi hỏi bạn phải chú ý quan sát trạng thái giật mình của trẻ như thế nào .Những hành động mà bạn cần chú ý là :

  • Khi ngủ thường thở hổn hển, hay rặn è è .
  • Mệt mỏi
  • Trẻ ngủ hay giật mình khóc đêm
  • Không có cảm giác sảng khoái sau mỗi giấc ngủ.
  • Ngủ chập chờn và thức giấc và ngủ không đều đặn.
Trẻ ngủ hay giật mình và nguyên nhân có thể ?

Có nhiều lý do làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ và khiến cho bé có những dấu hiệu được nêu ở trên. Lời khuyên tốt nhất là bạn hãy đưa bé tới các trung tâm y tế về chăm sóc trẻ em để được kiểm tra và đưa ra các phác đồ điều trị cho bé.

Những nguyên nhân có thể xảy ra :
Khó thở khi ngủ

Trong một số trường hợp trẻ có thể gặp phải vấn đề về hô hấp. Bé gặp khó khăn trong việc thở đều đặn để cung cấp đủ khí oxy và làm cho bé phải thay đổi trạng thái cơ thể để thở. Vì vậy , nếu trẻ gặp phải vấn đề về hô hấp thì bố mẹ cẩn trọng. Thường thì khi ngủ bé hay khò khè , thở gấp , hổn hển. Đó cũng là nguyên nhân mà trẻ ngủ hay giật mình.
Do căng thẳng và các mối quan hệ về sức khỏe tâm lý

Căng thẳng, lo lắng và các sự kiện chấn thương đều được chứng minh là có tác động tiêu cực đến giấc ngủ, điều này cũng có thể dẫn đến giật mình khi ngủ nhiều hơn và rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ sẽ làm gia tăng áp lực và căng thẳng , lâu dần sẽ làm cho bé trở nên lo lắng và trầm cảm.
Hội chứng chân bồn chồn

Một triệu chứng gây ảnh hưởng đến trẻ ngủ hay giật mình là hội chứng chân bồn chồn(RLS) . RLS là một cảm giác khó chịu thường xảy ra ở chân, vào buổi tối và thường tệ hơn khi nghỉ ngơi và trong khi ngủ .Đó là một tình trạng liên quan trong đó các triệu chứng cử động chân tay lặp đi lặp lại xảy ra trong khi ngủ.

“ Rất nhiều trẻ mắc hội chứng chân không yên nhưng có thể không có từ nào để diễn tả cảm giác ở chân. Thay vào đó,trẻ có thể tỏ ra bồn chồn khi đến giờ đi ngủ vào ban đêm hoặc nói rằng chân bị 'đau'.” - SHALINI PARUTHI, MD
Mộng du

Đối với một số trẻ thường gặp phải là mộng du. Là hiện tượng di chuyển trong khi đang ngủ. Nếu trẻ gặp phải điều này thì bố mẹ nên chú ý. Vì nó có thể xảy ra đối với trẻ khi còn rất nhỏ.
Sợ bóng đêm

Một số bé gặp phải chứng sợ bóng tối , và thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ thường vùng vẫy , ngồi dậy hoặc thức đột ngột trong trạng thái hoảng loạn và sợ sệt. Mặc dù thường đáng sợ nhưng nỗi sợ hãi ban đêm không có hại và trẻ em thường lớn lên sẽ thoát khỏi nỗi sợ hãi này.

Ngoài những nguyên nhân về sinh lý ở trên , trẻ có thể gặp phải một số vấn đề về bệnh lý như :

  • trào ngược dạ dày , thực quản.
  • Còi xương, hạ canxi máu
  • Giun sán
  • viêm họng , viêm tai giữa.
  • thiếu máu và các vấn đề về tim mạch.
Bé ngủ hay giật mình phải làm sao

Đầu tiên, hãy xác định xem dấu hiệu ngủ hay giật mình của con bạn có bình thường hay không. Nếu không, hoặc bạn không chắc chắn, hãy đưa trẻ đến các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để họ đánh giá (và điều trị, nếu cần). Bạn cũng có thể gặp bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ về giấc ngủ. Tiến sĩ Paruthi giải thích: “Nếu chứng rối loạn giấc ngủ được nhận biết và điều trị, giấc ngủ có thể sẽ trở nên tốt hơn”.

Ngoài ra, việc tuân theo các khuyến nghị về vệ sinh giấc ngủ có thể giúp những đứa trẻ hay giật mình trong giấc ngủ cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Những hướng dẫn này bao gồm tuân thủ lịch trình ngủ đều đặn, ngủ trong phòng mát mẻ, tối, không bị phân tâm và áp dụng thói quen thư giãn trước khi ngủ như tắm và đọc sách trước khi đi ngủ.

Trẻ cũng có thể bị đánh thức vì phải đi vệ sinh vào đêm. Vì vậy, hạn chế đồ uống vài giờ trước khi đi ngủ và đảm bảo con bạn đi vệ sinh ngay trước khi đi ngủ có thể giúp bé nhịn tiểu suốt đêm thoải mái hơn.

Ngoài ra, để hạn chế những nguyên nhân ngoại cảnh làm trẻ ngủ hay giật mình. Bạn hãy lưu ý đến nguy cơ rơi khỏi giường hoặc rơi vào vật sắc nhọn, chẳng hạn như va vào góc bàn bên cạnh. "An toàn giấc ngủ thực sự quan trọng!" Tiến sĩ Paruthi cho biết, ông khuyến nghị tất cả trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi nên ngủ trong cũi hoặc không gian ngủ an toàn khác để ngủ qua đêm và ngủ trưa.
 
Top