Nghệ thuật múa Lân Sư Rồng

#1
Nghệ thuật múa Lân Sư Rồng là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt gốc Hoa. Các võ đường hay những Bang Hội của người gốc Hoa sống ở Việt Nam đều có một đội Lân riêng.

Vào dịp xuân về, múa Lân Sư Rồng – đây được xem là nghệ thuật đặc trưng nhất của châu Á được nhiều người ưa thích.

Bởi hình ảnh của lân, sư, rồng tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng, là sự khơi mở cho những điềm lành trong năm mới.
Hiện nay, múa Lân Sư Rồng đã phổ biến khắp mọi nơi.
Đặc biệt vào những ngày cuối năm hoặc đầu năm, những buổi tất niên hoặc tân niên của các công ty đã có sự hiện diện của đội múa lân sư rồng làm tăng thêm không khí của buổi tiệc. Bởi vì

  • Lân là một con vật linh thiêng thì đương nhiên vào những dịp khai trương, người ta muốn lân tới nhà để biểu diễn.
  • Khi lân vào nhà, nó sẽ xua đuổi những điều không may mắn, giúp làm ăn suôn sẻ.
  • Điều này mang tính tâm linh nên tất nhiên mọi người sẽ chú ý tới rất nhiều và xem nó rất quan trọng.
Từ lâu, múa lân, sư, rồng trở thành nét văn hóa độc đáo trong dịp tết đến, xuân về. Những bài múa lân-sư-rồng đều mang ước vọng cầu mong sự thịnh vượng, phát đạt, hanh thông và hạnh phúc cho gia chủ trong dịp đầu xuân mới. Với ý nghĩa đó, trong không khí của những ngày đầu năm mới, tiếng trống “tùng, cheng…” rộn ràng cùng với những đoàn lân - sư - rồng nhiều sắc màu như mang sắc xuân thêm trọn vẹn.
Chắc hẳn mọi người trong chúng ta, không cứ con nít, trẻ nhỏ mà hầu như tất cả mọi người khi nghe những giai điệu quen thuộc này vang lên, đều biết là dịp tết trung thu đã về.

Tết trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên (tết trông trăng) được xem là một trong những ngày lễ truyền thống của Việt Nam. Tết này chính thức là dành cho các em thiếu nhi.

Trẻ em trông trăng, trông tết đến bởi vì không chỉ được rước đèn, những chiếc lồng đèn đủ thể loại, đủ màu sắc và kích cỡ, được ăn bánh trung thu, mà còn bởi dịp này sẽ được xem múa lân, sư, rồng rất vui nhộn và rộn ràng.

Cứ nghe tiếng trống múa lân rộn ràng đầu ngõ, là trẻ em người lớn rồng rắn kéo nhau đi xem, ghé từng nhà, sau đó khi trăng lên cao, sáng và tỏ rõ, mọi người sẽ quay quần phá cỗ, tham gia nhiều trò chơi đăc sắc khác.

Tết trung thu thực ra có khá nhiều hoạt động vui chơi giải trí, nhiều tỉnh, khu vực còn tổ chức riêng các cuôc thi về làm lồng đèn, tổ chức hoạt động thi đấu đua thuyền, đua ghe cho mọi người tham gia.

Các trường học tổ chức văn nghệ chào mừng, tổ chức cho học sinh rước lồng đèn, phát bánh trung thu.

Nhưng dù có nhiều hoạt động khác nhau diễn ra, thì múa lân, sư rồng vẫn là hoạt động không thể thiếu, đóng phần quan trọng trong việc tạo ra sự rộn ràng, không khí vui tươi, hứng khởi cho mọi người, làm cho lễ hội thêm phần sôi nổi.

Trung thu mà thiếu đi tiếng trống múa lân, sư, rồng, thiếu đi ông địa cầm quạt là thiếu đi cái hồn của ngày lễ trông trăng.

Lân, sư, rồng là 3 con vật được xem là mang đến điềm lành, tượng trung cho sự thịnh vượng, phát đạt và may mắn.

Chính vì vậy mà hoạt động múa lân, sư rồng được xem là mang lại may mắn, tiếng cười không chỉ cho con nít mà cả người lớn.

Đây là một môn nghệ thuật dân gian đường phố, ngày càng được yêu thích và phát triển mạnh mẽ, trình diễn nhiều vào các dịp lễ tết, đặc biệt là Tết Trung thu và tết nguyên đán của dân tộc.

Những ngày này, không khí rộn ràng khắp ngõ làng xóm trên xóm dưới. Khi nghe tiếng chiêng chập cheng, tiếng trồng tùng rinh rộn ràng, những chiếc lồng đèn ông sao, du thuyền, các con vật xanh đỏ rợp trời khắp nơi, các mâm cỗ đầy bánh kẹo trái cây.

Trẻ em lũ lượt quần áo đẹp tung tăng khắp xóm để trông trăng, là lúc đoàn múa lân xuất hiện, khiến không khí tăng thêm phần sôi nổi.

Mỗi lần biểu diễn như vậy cần khoảng 10 người, còn nếu biểu diễn ở không gian lớn hơn thì có thể cần đến 20 người. đội biểu diễn sẽ chia làm 2 đội: một đội phụ trách phần âm thanh (đánh trống, thanh la, chập chõa, tán xạ), và một đội phụ trách phần biểu diễn, múa lân, sư, rồng và đóng vai ông Địa góp vui cho mọi người.

Để có thể hoàn thành bài biểu diễn trung bình từ 10 -15 phút, có nhiều khi người diễn viên phải luyện tập cả đời mới có thể thành thạo được.

Các thành viên của đôi lân thường rất đa dạng độ tuổi và ngành nghề, từ sinh viên, đến người làm kinh doanh, buôn bán, …thường mọi người sẽ tự tập riêng những động tác cho thật thuộc để có thể ráp lại với nhau thành một bài hoàn chỉnh.

Sự kết hợp cả ba thể loại, múa lân, sư, rồng tạo nên sự đặc sắc và nét độc đáo riêng cho tiết mục biểu diễn. trong một bài múa, sẽ có những đoạn được phân ra rõ ràng, đoạn mở, đoạn cao trào và đoạn kết.

Các động tác trong bài biểu diễn thường mang đậm nét võ cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Không phải người nào thích múa đều có thể tham gia biểu diễn lân, sư, rồng.

Bởi bộ môn này đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì, dẻo dai của người diễn viên. Đây là môn nghệ thuật đòi hỏi biết võ và phải có sự đam mê, sự sáng tạo và khả năng cảm thụ âm nhạc tốt.

Để bài biểu diễn được hoàn hảo, người nghệ sĩ phải thổi hồn mình vào từng con lân, con sư, rồng để cho những bước di chuyển của mình nhẹ nhàng, uyển chuyển, nếu không con lân, sư rồng sẽ cứng nhắc, khập khiễng và bài biểu diễn sẽ không tạo hiệu ứng tốt nhất cho người xem.

Một yếu tố khác quan trọng không kém góp phần tạo nên sự thành công cho bài biểu diễn đó là âm thanh trong bài múa.

Âm thành làm cho không khí rộn ràng, sôi động, tạo tinh thần cho mọi người, âm thành mà hòa quyện vào cùng với từng chuyển động của người diễn viên, làm cho con rồng, con lân duyên dáng, mềm mại chính là điều hấp dẫn, thu hút người xem.

Một nhân vật nữa dù không tham gia vào việc nhảy múa nhưng không thể vắng mặt trong bài biểu diễn đó là ông Địa.

Hình ảnh ông Địa đeo chiếc đầu thật to, với cái miệng cười, tay thì không ngừng phe phẩy chiếc quạt, đi theo làm trò phụ họa hài hước cho mọi người thêm tiếng cười vui vẻ, từ lâu đã in sâu vào tiềm thức của mọi người, cũng là góp phần tăng thêm sự hài hước, dí dỏm cho bài múa.

Chúng ta đang sống ở thời đại của 2017, thời đại mà nền kinh tế lẫn văn hóa đang hội nhập, mở cửa.

Những nét văn hóa cổ truyền tốt đẹp đang đứng trước nguy cơ bị mai một nếu như không được bảo tồn đúng cách.

Tết trông trăng vẫn được mọi người đón một cách rất nhiệt thành với vô vàn hoạt động vui chơi giải trí khác nhau, tuy nhiên múa lân sư rồng vẫn là một hoạt động không thể thiếu.

Phần vì hình ảnh những diễn viên điều khiển chú lân, sư tử, rồng dũng mãnh và khéo léo trên những cây mai thăng hoa đem đến cho người xem sự trầm trồ, vui vẻ.

Phần vì đây là môn thể thao, môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, rất đáng được bảo tồn, giữ gìn và phát triển với những giá trị tốt đẹp của nó mang lại.
 
#3
Trẻ em trông trăng, trông tết đến bởi vì không chỉ được rước đèn, những chiếc lồng đèn đủ thể loại, đủ màu sắc và kích cỡ, được ăn bánh trung thu, mà còn bởi dịp này sẽ được xem múa lân, sư, rồng rất vui nhộn và rộn ràng.
 
#4
Tết trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên (tết trông trăng) được xem là một trong những ngày lễ truyền thống của Việt Nam. Tết này chính thức là dành cho các em thiếu nhi.
 
Top