Nguyên nhân giá bất động sản tăng vọt bất thường

#1
Xem thêm thông tin :https://batdongsansaigon24h.vn/du-an/can-ho-dream-home-riverside-quan-8/

Thứ nhất, lệch pha cung cầu. Nguồn cung bất động sản đủ điều kiện đưa ra thị trường đang rất hạn chế và giảm nhanh, đáng chú ý là trong dài hạn vẫn sẽ tiếp tục xu hướng giảm. Điều này do các vướng mắc thủ tục, quy trình cấp phép, hoàn thiện pháp lý mất nhiều thời gian chờ sửa đổi, bổ sung luật liên quan. Tình trạng khan hiếm trực tiếp dẫn đến cán cân cung cầu trên thị trường bị lệch, làm cho nguồn cung không thể đáp ứng được nhu cầu, từ đó tạo ra điều kiện cho các nhóm đối tượng lợi dụng thổi giá nhà đất.

Thứ hai, tiến trình đô thị hóa cùng với nhiều công trình hạ tầng chuẩn bị triển khai là cú hích thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh. Năm 2020 dù đại dịch bùng phát nhưng nhiều tỉnh thành có vị trí chiến lược đều chứng kiến hàng loạt công trình hạ tầng được công bố, phê duyệt hoặc được đẩy nhanh công tác chuẩn bị mặt bằng. Đây là hiệu ứng lan tỏa, hạ tầng và đô thị hóa đến đâu giá nhà đất tăng đến đó.



Thứ ba, lực cầu ảo đẩy giá nhà đất lên cao. Lực cầu ảo chỉ nhóm đầu cơ mua đi bán lại, họ mua tài sản chờ tăng giá và ăn chênh lệch qua các lần giao dịch. Những người này không có nhu cầu sử dụng bất động sản mà chỉ tham gia vào thị trường để kiếm lợi nhuận thông qua các kỹ thuật đẩy giá, mua rẻ bán cao, từ đó khiến cho giá tài sản tăng nóng.

Thứ tư, giá ảo lấn lướt giá thật. Giá nhà đất cho nhu cầu thật (để ở) không có đã khiến giá cho nhu cầu ảo (đầu cơ) lấn lướt. Xét mối tương quan nguồn cung cho nhu cầu thật bị thiếu trầm trọng nhiều năm qua và nguồn cung cho nhu cầu ảo cũng suy yếu trong mùa dịch đã khiến thị trường phân hóa thành 2 loại giá nhà đất. Loại thứ nhất là giá cho nhu cầu thật và loại thứ hai là giá cơ hội.

Khi không còn nhà đất giá rẻ, theo quán tính, người có nhu cầu buộc phải mua nhà đất giá cao hơn. Chẳng hạn có đến 75-80% nhu cầu mua nhà ở của người dân rơi vào vùng giá 25 triệu đồng mỗi m2 nhưng thị trường chỉ còn loại nhà ở 30-35 triệu đồng mỗi m2. Do nhu cầu cấp bách, một bộ phận người dân đành phải chấp nhận vùng giá nhà cao hơn so với khả năng chi trả để ổn định chỗ ở. Tuy nhiên, sự chấp nhận vùng giá cao này về sau trở thành lực đẩy giá nhà tiếp tục leo thang.

Thứ năm, truyền thống đầu tư bất động sản của người Việt quá mạnh mẽ. Khi có tiền tích lũy, kênh đầu tư đầu tiên mà đa số người Việt nghĩ đến là mua nhà đất. Điều này khiến cho nguồn lực xã hội nằm trong bất động sản đồng thời kênh này cũng thu hút một nguồn cầu cực lớn trong dân.

Đặc biệt, trong năm 2020 đại dịch diễn biến phức tạp, cơ hội đầu tư các ngành khác không cao, vì vậy nhu cầu tìm kênh trú ẩn an toàn là bất động sản một lần nữa được ưu tiên. Tư duy này đã tác động không nhỏ đến hệ quả đẩy giá nhà đất lên cao trong xuyên suốt quá trình phát triển của thị trường.
Xem thêm thông tin :https://batdongsansaigon24h.vn/du-an/can-ho-dream-home-riverside-quan-8/
 
Top