Nguyên nhân và cách chữa kinh nguyệt ra ít khó mang thai

#1
Theo thống kê, hơn 80% phụ nữ đều gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra ít tại một thời điểm nào đó trong đời. Có rất nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt ít (hoặc ít dần đi), song nếu bạn đang trong độ tuổi sinh nở mà có kinh nguyệt ít kéo dài thì bạn nên đi khám ngay. Việc kinh nguyệt ít báo hiệu chức năng buồng trứng cũng như nội tiết tố (đặc biệt là estrogen) có vấn đề, từ đó khiến việc có con trở nên khó khăn hơn. Trong bài viết này, lão nhà quê sẽ giới thiệu với bạn trên 10 nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít cùng cách chữa trị.

1. Nguyên nhân kinh nguyệt ít

1.1. Tuổi tác

Theo thời gian, đi cùng với sự lão hóa của cơ thể thì chức năng buồng trứng và hoạt động tiết hoocmon cũng sẽ suy giảm. Hiển nhiên, việc này sẽ kéo theo bạn có kinh nguyệt ít dần và ngắn dần (có thể dưới 2 ngày). Triệu chứng này thường xuất hiện vào thời kỳ tiền mãn kinh, tuy nhiên nếu bạn dưới 30 tuổi và gặp triệu chứng này thì đó có thể là dấu hiệu của suy giảm buồng trứng sớm.

1.2. Cân nặng

Thiếu cân quá mức thực sự ảnh hưởng đến việc tiết hoocmon của cơ thể (và cả việc mang thai nữa). Khi quá trình tiết hoocmon bị rối loạn, nó có thể khiến bạn trễ kinh, thậm chí mất kinh. Biểu hiện đặc trưng là:
  • Kinh nguyệt đến chậm bất thường, hoặc không có kinh nguyệt trong tháng đó
  • Rụng tóc
  • Đau đầu
  • Mọc mụn

Lưu ý: việc tập luyện quá sức cũng có ảnh hưởng tương tự. Luyện tập cường độ cao quá mức có thể dẫn đến hội chứng “tam chứng” (tên tiếng anh là: Female Athlete Trial). Đây là hội chứng hay gặp với những ai ham tập gym, tập thể hình quá đà. Nó bao gồm 3 hội chứng thường gặp: Mất cân bằng năng lượng dẫn tới rối loạn ăn uống; Rối loạn kinh nguyệt; Loãng xương.

1.3. Việc rụng trứng bị gián đoạn

Quá trình tạo ra trứng và rụng trứng là điều cần thiết để kỳ kinh nguyệt xảy ra. Nếu như việc rụng trứng bị gián đoạn thì kỳ kinh nguyệt cũng sẽ bị ảnh hưởng. Những vấn đề như tắc vòi trứng, hội chứng buồng trứng đa nang (lão nhà quê đã có những bài viết về những bệnh này) đều có thể cản trở việc rụng trứng.

1.4. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Lậu hoặc chlamydia đều là những bệnh có thể khiến bạn chảy máu bất cứ nào trong chu kỳ của mình. Các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể không có triệu chứng hoặc chỉ có các biểu hiện nhẹ. Khi bệnh nặng đi, có thể kèm các triệu chứng sau:
  • Đau khi quan hệ
  • Tiểu rát, tiểu buốt
  • Khí hư bất thường, có mùi lạ
  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Chảy máu, sưng, viêm, đau hậu môn

1.5. Các bệnh viêm nhiễm ở tử cung

Các bệnh viêm nhiễm ở tử cung có thể khiến cho việc đào thải máu kinh ra khỏi cơ thể gặp khó khăn. Nguyên nhân của các bệnh này chủ yếu là do vệ sinh vùng kín không đúng cách. Bạn đọc xem thêm bài CHUYỆN LÁ BÀNG của Lão nhà quê để học cách vệ sinh vùng kín đúng, tránh viêm nhiễm, tắc vòi trứng.

nuoc-la-bang-lao-nha-que.png

Nước lá bàng của lão nhà quê

Các triệu chứng của viêm nhiễm tử cung thường là:
  • Ngứa, rát vùng kín
  • Khí hư bất thường, có mùi lạ
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Đau khi quan hệ

1.6. Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (thường đi kèm với chỉ số AMH cao) là căn bệnh không chỉ khiến kinh nguyệt ra ít mà còn khiến bạn khó có thai một cách tự nhiên. Lão nhà quê đã có bài viết chi tiết về bệnh này, bạn có thể xem bài: AMH thấp gây ảnh hưởng đến mang thai như thế nào.

1.7. Bệnh tuyến giáp

Theo thống kê, cứ 8 phụ nữ thì có 1 người mắc bệnh tuyến giáp. Cả cường giáp (tình trạng tăng tiết hoocmon tuyến giáp) và suy giáp (tình trạng giảm tiết hoocmon tuyến giáp) đều có thể khiến cho kinh nguyệt ra ít hơn bình thường. Một số triệu chứng của bệnh này gồm:
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân hoặc tăng cân bất thường

1.8. Stress

Stress, lo lắng kéo dài, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực…, tất cả các bệnh tâm lý kéo dài đều có thể ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt của bạn. Riêng về stress, chúng có thể biểu hiện qua các trạng thái vật lý như: làm việc/vận động quá mức, ăn uống kiêng khem trầm trọng, bệnh nặng; hoặc qua trạng thái tinh thần như: đau buồn, lo lắng, thất vọng, … kéo dài.

1.9. Các phương pháp tránh thai

Các phương pháp tránh thai có thể ảnh hưởng tới hoocmon estrogen trong cơ thể, từ đó dẫn tới tình trạng rối loạn nội tiết gây kinh nguyệt ít. Lời khuyên dành cho bạn là trước khi sử dụng bất cứ phương pháp tránh thai nào thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

1.10. Ung thư

Việc chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc mất kinh đột ngột có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư cổ tử cung hay ung thư buồng trứng. Bạn nên đi khám phụ khoa thường xuyên (tối thiểu 6 tháng/ lần) để phát hiện những bất thường sớm nhất.

2. Cách chữa kinh nguyệt ra ít

2.1. Các loại thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt

Đối với trường hợp kinh nguyệt ít do rối loạn nội tiết, stress kéo dài, … thì bạn nên thực hiện chế độ ăn ưu tiên các loại thực phẩm sau:
  • Quả bơ
  • Ngũ cốc, các loại hạt
  • Các loại đậu (đậu nành, đậu tương, …), sản phẩm từ đậu như đậu phụ
  • Các loại rau xanh, nhất là rau họ cải
  • Hoa quả, trái cây
  • Bổ sung đủ vitamin, đặc biệt là vitamin D, B6, B, C
  • Trà chanh gừng mật ong (bạn có thể làm một cốc chanh mật ong nóng ngay sau khi ngủ dậy, cực kỳ tốt cho cơ thể)
  • Uống nước ấm

Lưu ý: Bạn nên HẠN CHẾ các thực phẩm gây hại tới hệ nội tiết, chẳng hạn như:
  • Đồ chiên rán bằng dầu công nghiệp
  • Đồ cay nóng
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích
  • Nước ngọt, đồ uống có gas
  • Đồ có nhiều đường nhân tạo, ví dụ như bánh kẹo

2.2. Lối sống lành mạnh

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn khoa học, bạn nên:
  • Ngủ sớm, dậy sớm
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tránh stress, lo lắng kéo dài
  • Duy trì cân nặng hợp lý

2.3. Bài thuốc GỬI MẸ MONG CON của lão nhà quê

GỬI MẸ MONG CON tập hợp nhiều bài thuốc, phương pháp được kết hợp tốt để giúp tăng cường sinh lý, cải thiện sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh ở cơ quan sinh dục, v.v. Bạn đọc kỹ bài thuốc và thực hiện lộ trình theo infographic (sơ đồ) của chúng tôi dưới đây. Lưu ý: đọc 99 lần trước khi thực hiện.
 
Top