Rạn da bụng vì những lí do gì?

#1
Ngày nay, quan niệm về làn da đẹp đã thay đổi rất nhiều so với trước đây, khi mọi người nghĩ rằng làn da đẹp phải hồng hào và trắng khỏe. Ngoài ra, tình trạng này thường xảy ra ở khu vực bụng, gây nên sự tự ti đáng kể vì rạn da bụng thường khiến chị em cảm thấy không đẹp khi mặc bikini.

Da của bạn phải khỏe mạnh, hồng hào, có màu sắc yêu thích, không bị bệnh, không có lông nhiều và không có vết rạn bụng. Làn da đẹp giúp phụ nữ tự tin hơn. Vậy làm thế nào để điều trị và khắc phục rạn da bụng? Hãy cùng phòng khám Dr Định Y Dược đi tìm hiểu nhé!

1. Tổng quan về da và các phần phụ của da
Khái niệm tổng quan về da và các phần phụ của da
Đầu tiên, trước khi tìm hiểu về rạn da bụng chúng ta hãy điểm qua vài thông tin về cấu tạo của da và các phần phụ của da. Da của chúng ta được cấu tạo từ ba lớp, đi từ ngoài vào trong bao gồm lớp thượng bì, trung bì và hạ bì.

Thượng bì là phần ngoài cùng của da. Nó được chia làm năm lớp nhỏ hơn là: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng và lớp sừng. Thượng bì là nơi tiếp xúc của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, nó có tác dụng bảo vệ cơ thể, tránh các tác nhân gây bệnh xâm nhập như virus hay vi khuẩn. Chúng còn có tác dụng duy trì độ ẩm nhờ tiết mồ hôi và bã nhờn, đồng thời cũng chống tác động của tia cực tím ảnh hưởng lên cơ thể.

Đi vào sâu hơn là lớp trung bì. Đây là nơi trú ngụ của hệ thống thần kinh, động mạch, tĩnh mạch và bạch huyết của da. Trong trung bì có các tế bào xơ, đây chính là các tế bào đảm nhận hình thành nên sẹo ở da khi có các tổn thương.

Cuối cùng là hạ bì, phần sâu nhất của da và liền kề với cân, màng xương… Hạ bì là tổ chức đệm đã biệt hóa thành tổ chức mỡ có tác dụng nâng đỡ da.

Da còn có rất nhiều thành phần phụ đi kèm với nó như thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã và nang lông, móng. Các phần phụ của da này giúp da đảm nhận các chức năng như điều hòa thân nhiệt, cảm giác, bảo vệ, chuyển hóa và cả làm đẹp.

2. Rạn da bụng là gì?
Rạn da bụng hay bất kỳ da vùng nào là tình trạng da bị co giãn nhanh gây đứt gãy các collagen và elastin – thành phần nâng đỡ tổ chức da.

Các vết rạn da ban đầu sẽ có màu đỏ, sẫm màu ở một số người có thể có hiện tượng ngả màu thâm, nâu hình răng cưa. Các vết rạn da ban đầu có thể hơi gồ lên trên da của bạn và gây ngứa. Sau đó các vết rạn da này sẽ chuyển màu dần và trở lên trắng hơn, chìm xuống, khi sờ vào hơi lõm, không biến mất trên da.

Rạn da có thể được coi là một hình thái sẹo của da. Do tổn thương sẹo thường là tổn thương vượt qua thượng bì, đến trung bì và hạ bì của da, vượt qua lớp sinh sản của tế bào đáy ở thượng bì, làm đứt gãy cấu trúc collagen và elastin nên rạn da sẽ không biến mất.

3. Rạn da bụng thường do nguyên nhân gì, hay gặp ở những đối tượng nào?
Nguyễn nhân tạo nên rạn da bụng
Rạn da là tình trạng có liên quan trực tiếp và chịu sự ảnh hưởng rất lớn của nồng độ nội tiết tố trong cơ thể, da bụng cũng không ngoại lệ. Có thể nói rằng sự thay đổi của nồng độ nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên rạn da.

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị rạn da bụng
Sự ảnh hưởng của các hormone trong tuổi dậy thì, thời kỳ mang thai hay trong các bệnh lý là nguyên nhân gây rạn da. Cũng có một số nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng phần nào lên việc rạn da. Một số hoạt động khiến da phải căng giãn quá mức cũng là nguyên nhân gây nên rạn da.

Các đối tượng chịu sự thay đổi của nội tiết tố, hoạt động căng giãn da nhiều là các đối tượng có khả năng bị rạn da. Có thể kể đến như:

  • Thanh thiếu niên trong tuổi dậy thì
  • Phụ nữ mang thai
  • Giảm hoặc tăng cân quá nhanh
  • Sử dụng corticoid kéo dài
  • Hội chứng Cushing
Ở cơ thể người bình thường, vết rạn da có chiều dài khoảng vài centimet và chiều rộng khoảng 1-10mm. Tuy nhiên, nếu vết rạn da xuất hiện trên cơ địa bệnh nhân bị hội chứng Cushing, sử dụng corticoid kéo dài sẽ có độ rộng và chiều dài lớn hơn.
 
Top