Rối loạn nội tiết có gây vô sinh không

#1
Theo các nghiên cứu khoa học, có khoảng 37% chị em phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai (tức hiếm muộn), trong đó hơn phân nửa nguyên nhân đến từ các chứng rối loạn nội tiết.

1. Tìm hiểu về hệ thống nội tiết

Trước tiên chúng ta tìm hiểu sơ qua về hệ nội tiết. Về cơ bản hệ nội tiết gồm:
  • Tuyến thượng thận: nằm ở phía trên thận, tiết ra hoocmon cortisol (đây là một loại hoocmon giúp làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng cường miễn dịch, chống dị ứng. Cortisol được sinh ra bởi vỏ thượng thận (thuộc tuyến thượng thận)).
  • Vùng dưới đồi: khu vực ở não quản lý tiết hoocmon
  • Buồng trứng: bộ phận sinh sản ở nữ tiết hoocmon và sản xuất trứng
  • Tinh hoàn: bộ phận sinh sản ở nam, phụ trách tiết hoocmon và sản xuất tinh trùng
  • Tế bào đảo ở tuyến tụy: có nhiệm vụ kiểm soát insulin và glucagon
  • Parathyroid: hoocmon tuyến cận giáp giúp duy trì nồng độ canxi trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc “cải tạo” xương
  • Tuyến tùng: có hình dạng hình “quả thông” trong não, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa đồng hồ sinh học của cơ thể. Tuyến tùng có vấn đề thì giấc ngủ xáo trộn, hệ sinh dục có vấn đề, cơ thể sớm lão hóa, trầm cảm và nguy cơ ung thư tăng.
  • Tuyến yên: tuyến nội tiết ở não, đây là một tuyến quan trọng trong việc điều khiển hầu hết các tuyến nội tiết khác.
  • Tuyến ức: nằm ở trong lồng ngực, phía sau xương ức, có vai trò quan trọng để tạo ra hệ miễn dịch.
  • Tuyến giáp: nằm ở cổ, hình móng ngựa, là tuyến nội tiết quan trọng.

Bất kỳ một sự mất cân bằng nào ở một phần hoặc toàn bộ tuyến nội tiết đều gây ra nhiều bệnh lý (ví dụ như mất cân bằng ở tuyến tùng có thể gây ra mất ngủ; mất cân bằng tuyến giáp gây ra sụt cân, tụt huyết áp (đối với chứng suy giáp); v.v). Sự mất cân bằng của hệ thống nội tiết trong cơ thể có thể nói là nguyên nhân chứng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, dẫn đến lượng estrogen cũng như quá trình rụng trứng gặp vấn đề. Từ đó, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mang thai, thậm chí nếu rối loạn nội tiết kéo dài hoàn toàn có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ.

2. Biểu hiện của rối loạn nội tiết

Khi cơ thể có sự mất cân bằng nội tiết thì chúng sẽ gửi đến chúng ta rất nhiều lời cảnh báo. Trong đó, điển hình là:
  • Nổi mụn bất thường trên da: Khi hệ thống nội tiết thay đổi thất thường (nhất là ở tuổi dậy thì) da rất dễ bị nổi mụn. Nguyên nhân là do quá trình đào thải chất độc bị ảnh hưởng, khiến các chất độc (chẳng hạn như bã nhờn) tích tụ ở lỗ chân lông, sản sinh ra mụn bọc, mụn ẩn, mụn dầu đen các loại.
  • Mất ngủ thường xuyên: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất ngủ, nhưng nguyên nhân hàng đầu phải kể đến là do rối loạn nội tiết. Đơn giản như việc thiếu hụt melatonin (liên quan đến hoạt động của tuyến tùng) sẽ khiến cho người bệnh cực kỳ khó ngủ.
  • Đau đầu thường xuyên: Lượng estrogen quá thấp có thể khiến cho cơ thể bị đau đầu.
  • Tiết nhiều mồ hôi hơn: Triệu chứng này hay gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và là biểu hiện của hoocmon kiểm soát nhiệt độ bị rối loạn.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi: sự sụt giảm estrogen khiến cơ thể luôn thấy thiếu sức sống
  • Kinh nguyệt không đều bất thường: chu kỳ kinh nguyệt bất thường là biểu hiện cực dễ thấy của rối loạn nội tiết
  • Khí hư có màu sắc lạ: màu sắc bình thường của khí hư là màu trắng trong. Nếu bạn thấy khí hư có màu lạ như xanh, vàng, đen, v.v thì đây là biểu hiện của các bệnh vùng kín (ví dụ như viêm nhiễm), và nguyên nhân sâu xa của nó là rối loạn nội tiết.
  • Cân nặng thay đổi bất thường, đột ngột: sự tăng cân hoặc giảm cân đột ngột đều là những biểu hiện điển hình của các chứng rối loạn nội tiết.
  • Vấn đề tiêu hóa: Rối loạn nội tiết lâu dài gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó gây ra các vấn đề ở hệ tiêu hóa.




Rối loạn nội tiết

3. Nguyên nhân của rối loạn nội tiết

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: chế độ ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ăn ít rau xanh và hoa quả,v.v đều có thể khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng rối loạn nội tiết.
  • Sinh hoạt không khoa học: làm việc quá sức, thức khuya, ngủ không đủ giấc, lười vận động, v.v đều là những biểu hiện của lối sống không tốt cho sức khỏe. Hệ thống nội tiết sẽ là hệ thống đầu tiên bị tác động bởi điều này.
  • Stress, lo âu, bệnh tâm lý trong thời gian: trạng thái tinh thần không tốt trong thời gian dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nó khiến cho não bộ cũng như hệ thống nội tiết tiết ra nhiều chất có hại hơn bình thường.



Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết

4. Một số bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết

Sau đây, chúng tôi xin “điểm danh” một số bệnh phổ biến liên quan đến rối loạn nội tiết, bao gồm:
  • Đái tháo đường
  • Bệnh Addison (tên gọi khác: suy tuyến thượng thận nguyên phát): biểu hiển điển hình là hay mệt mỏi, đau bụng, thiếu nước, màu da thay đổi.
  • Hội chứng Cushing: rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, gây ra tiết quá mức hoocmon glucocorticoid. Biểu hiện: tăng cân, rạn da, tăng huyết áp, yếu cơ, loãng xương, v.v.
  • Bệnh to đầu chi Acromegaly và các bệnh do rối loạn hoocmon tăng trưởng khác
  • Cường giáp: do tuyến giáp hoạt động quá mức với các biểu hiện như tinh thần luôn căng thẳng, mất ngủ, tính tình thất thường, lúc nóng nảy hung đồ, khi thì thờ ơ lãnh đạm; tay chân run rẩy, chịu đựng thời tiết nóng kém, hay vã mồ hôi; ăn nhiều mà vẫn sút cân, suy nhược …
  • Suy giáp: do tuyến giáp suy yếu với biểu hiện mệt mỏi; bệnh tiêu hóa; da khô; trầm cảm; v.v.
  • Chứng giảm năng tuyến yên
  • Đa u tuyến nội tiết tuýp 1, 2
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Dậy thì sớm

5. Làm gì khi rối loạn nội tiết?

Rối loạn nội tiết nhiều khi liên quan đến nhiều cơ quan cùng một lúc. Chính bởi vậy, để đối phó với rối loạn nội tiết, cách tốt nhất là nâng cao sức đề kháng; phục hồi, tăng cường chức năng gan - thận (hai cơ quan chủ quản trong việc thải độc - thanh lọc); tăng cường sức mạnh của hệ tiêu hóa v.v. Với mục tiêu cải thiện sức khỏe, phòng bách bệnh, lão nhà quê đã cho ra bài thuốc VIÊM GAN B VIÊM GAN C với công dụng: loại bỏ cặn bã, cục máu đông thành mạch; bổ sung, phục hồi chức năng gan, thận; tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Bạn xem chi tiết bài thuốc tại đây.

Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh (lão nhà quê có bài viết về chế độ ăn dành riêng cho vợ chồng hiếm muộn tại đây), chế độ sinh hoạt hợp lý, chăm tập thể dục thể thao (bạn cũng có thể xem các bài tập dành cho cặp đôi hiếm muộn tại đây). Có như vậy, các vấn đề về nội tiết ắt tiêu tan, cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn.
 
Top