Sự Thật Có Nên Nhổ Răng Khôn Không?

#1
Có nên nhổ răng khôn là băn khoăn của rất nhiều người, thực tế tùy vào từng trường hợp cụ thể Bác sĩ sẽ tư vấn nên nhổ hay giữ lại răng khôn. Hãy cùng Nha khoa Flora tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nhé!

Thông thường mỗi người sẽ có 4 chiếc răng khôn chia đều cho 2 hàm và xuất hiện ở độ tuổi 18-25. Vào thời điểm này, 28 chiếc răng vĩnh viễn khác thường đã mọc, vì thế không phải lúc nào cung hàm cũng có đủ chỗ cho răng số 8 mọc đúng hướng và có thể gây nên các vấn đề. Răng khôn mọc lệch có thể mọc ở nhiều góc độ khác nhau và thậm chí có thể mọc theo chiều ngang.

Các tình trạng răng khôn mọc lệch phổ biến:

– Răng khôn vẫn còn ẩn hoàn toàn trong nướu: Khi răng khôn không mọc lên bình thường thì chúng sẽ bị mắc kẹt bên trong hàm của bạn. Đôi khi điều này có thể dẫn tới nhiễm trùng hoặc có thể gây ra u nang có thể làm hỏng chân răng khác.

– Răng khôn trồi lên một phần qua nướu răng: Do khu vực này khó nhìn thấy (sâu bên trong) và khó làm sạch như các răng bên ngoài; răng khôn mọc một phần tạo lối đi có thể là nơi ở thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh nướu răng và nhiễm trùng miệng.

– Răng khôn mọc ảnh hưởng đến các răng kế cận: Trường hợp nếu răng khôn không có đủ chỗ để mọc lên đúng cách thì chúng thường mọc chen chúc, mọc lệch… làm hỏng các răng lân cận (nhất là răng hàm số 7).

Xem thêm:

Nhổ răng khôn có đau không?

Nhổ răng khôn giá bao nhiêu?

Giải mã giấc mơ nhổ răng phổ biến

Nằm mơ thấy rụng răng là điềm gì?

Vậy có nên nhổ răng khôn không?

Một số nha sĩ thường khuyên bạn nên loại bỏ răng khôn nếu chúng chưa mọc hoàn toàn; tốt hơn hết là nên nhổ răng khôn ở độ tuổi trẻ hơn trước khi chân răng và xương được hình thành đầy đủ (giải đáp cho thắc mắc có nên nhổ răng khôn sớm), bởi điều này sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, nhổ răng khôn là điều cần thiết nếu bạn gặp phải những thay đổi; ảnh hưởng xấu trong khu vực của những răng đó, chẳng hạn như:

– Đau đớn, khó chịu;

– Nhiễm trùng lặp đi lặp lại các mô mềm phía sau răng cuối cùng dưới;

– Túi chứa đầy chất lỏng (nang);

– Xuất hiện khối u;

– Tổn thương các răng lân cận (ví dụ răng số 7);

– Răng khôn mọc sai lệch, mọc ngầm;

– Bệnh nướu răng;

– Sâu răng trên diện rộng;
 
Top