Stress ảnh hưởng tới sinh lý gây hiếm muộn

#1
Stress, một cách nói khác của “sự căng thẳng, lo âu”, là một tình trạng không còn hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Stress xuất phát từ những áp lực, thất bại trong đời sống. Bản thân stress gây ảnh hưởng tiêu cực tới sinh lý, có khả năng dẫn tới hiếm muộn nếu diễn ra trong thời gian dài. Bên cạnh đó, việc hiếm muộn cũng tạo áp lực tâm lý nên các cặp vợ chồng khiến căn bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

1. Stress ảnh hưởng tới sinh lý cả nam và nữ

Stress (hay căng thẳng, lo âu) ảnh hưởng tiêu cực tới sinh lý của nam giới và nữ giới.

Đối với nữ giới, stress được cho là một trong những tác nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít. Bên cạnh đó, phụ nữ căng thẳng tâm lý có khả năng bị đau bụng kinh gấp 2~3 lần người khác. Nguyên nhân là bởi stress làm tăng việc tiết ra hormone cortisol (một loại hormone căng thẳng), hormone này gây ức chế estrogen và progesterone (hai hormone sinh sản quan trọng ở nữ giới). Nồng độ cortisol cao bất thường có thể khiến chúng vẫn duy trì mức cao cả ngày lẫn đêm (thông thường, lượng cortisol sẽ ít nhất vào ban đêm), điều này dẫn đến các phản ứng viêm do cortisol dư thừa. Ngoài ra, chúng cũng có thể gián tiếp làm bạn tăng cân vì gây kích thích cảm giác thèm ăn, đặc biệt là thèm đồ có đường, chất béo.

Đối với nam giới, stress có ảnh hưởng xấu tới tinh trùng. Theo các nghiên cứu, stress kéo dài có thể làm giảm 39% mức độ tập trung của tinh trùng, giảm 48% khả năng chuyển động của tinh trùng, giảm rõ rệt chất lượng tinh trùng. Nguyên nhân của việc này được cho là stress kích thích hormone glucocorticoid - steroid (một loại hormone có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các bon từ đường và chất béo), từ đó dẫn đến ức chế lượng testosterone và sản xuất tinh trùng. Thêm nữa, stress có thể dẫn đến việc mất cân bằng oxi hóa (tức mất cân bằng các gốc tự do có oxi khiến chúng trở nên nhiều hơn mức cho phép). Việc này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rất nhiều bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, gan, thấp khớp, bệnh thần kinh, …, và trong đó có hiếm muộn (do ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng và chất lượng tinh trùng).

Các mức độ của stress cũng gắn liền với đời sống sinh hoạt. Chẳng hạn, theo nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sinh sống ở môi trường bất ổn (như chiến loạn, tỷ lệ tội phạm cao) có thể làm gia tăng mức độ stress. Các công việc đòi hỏi dùng nhiều trí não, các công việc ít vận động cũng có thể gây ra mức độ stress cao hơn các công việc thông thường. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho thấy người thất nghiệp thường bị stress hơn người có việc làm.

Nhìn chung, stress (hay căng thẳng, lo âu) gây ảnh hưởng xấu tới tâm sinh lý, và là một trong những nguyên nhân khiến các cặp đôi khó mang thai.


Stress ảnh hưởng tới nam và nữ

2. Tự giảm stress tại nhà

Tình trạng stress có thể thuyên giảm và tự khỏi thông qua các phương pháp tác động tới tinh thần và sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hiện các biện pháp mà stress vẫn kéo dài sau nhiều tuần không giảm, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị. Sau đây, lão nhà quê sẽ hướng dẫn bạn một số phương pháp đối phó với stress.

2.1. Ăn thực phẩm giúp giảm stress

Có một số thực phẩm có khả năng giảm stress khi mang trong mình hàm lượng cao các chất cần thiết chống stress như vitamin, muối khoáng, chất chống oxy hóa, …. Chúng bao gồm:
  • Trà thảo mộc
  • Sữa nóng
  • Sô cô la đen
  • Hải sản có vỏ như hàu, sò, nghêu, …
  • Cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, …
  • Đậu các loại như đậu nành, đậu tương,...
  • Hoa quả giàu vitamin C như quả họ cam (cam, quýt, bưởi, tắc, …), quả họ dâu (dâu tây, mâm xôi, việt quất, …)
  • Thực phẩm chứa probiotics như sữa chua, yogurt, …
  • Rau có màu xanh đậm
2.2. Tập thể dục để giảm stress

Tất cả các bài tập thể dục đều có thể giúp bạn giảm stress, nguyên do là bởi vận động giúp cơ thể giảm đi cortisol, đồng thời gia tăng hormone hạnh phúc endorphine. Hai bài tập hiệu quả mà bạn nên thử là ĐI BỘ và thiền. Bạn nên đi bộ 3~5km/ngày hoặc ngồi thiền tối thiểu 30 phút/ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng bài NẰM NGỬA ĐẠP XE, LĂN BỤNG và bài THỞ KHÍ CÔNG, DỊCH CHÂN KINH của Lão nhà quê. Chúng đều là những bài tập vừa giúp giảm stress vừa giúp cải thiện tuần hoàn, tăng sức đề kháng, tăng khả năng sinh lý.

2.3. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc vào ban đêm có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết cortisol cũng như giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo tế bào. Bạn ngủ khoảng 7~9 tiếng vào ban đêm, tốt nhất là ngủ trước 23h.

2.4. Viết lách

Viết nhật ký, viết thư, diễn tả cảm xúc ra giấy đều là những cách hiệu quả giúp giảm stress. Bạn có thể thực hiện hoạt động này hàng ngày để giúp đầu óc bớt nghĩ quá nhiều.

2.5. Chăm sóc thú cưng

Chăm sóc, chơi đùa với thú cưng thậm chí là một liệu pháp y khoa giúp những người trầm cảm sớm phục hồi sức khỏe. Bạn có thể dành chút thời gian trống trong ngày để chơi đùa với chúng, chắc chắn tâm trạng bạn sẽ khá hơn nhiều.
 
Top