Tư vấn ly hôn trọn gói

#1
Tư vấn ly hôn là thủ tục cần thiết trong quá trình ly hôn vì ngoài việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, các bên còn cần phải phân chia tài sản chung, nợ chung, quyền nuôi con và nhiều vấn đề phát sinh trong thời kỳ hôn nhân cần sự hỗ trợ pháp lý của Luật sư Hôn nhân Gia đình.
Mục lục
1. Khi nào nên ly hôn?
Khi một bên có hành vi bạo lực gia đình
Cuộc sống hôn nhân khi một bên có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xúc phạm danh dự nhân phẩm, cưỡng ép quan hệ tình dục, các hành vi cố ý hủy hoại, làm hư hỏng tài sản riêng hoặc tài sản chung vợ chồng thì không nên cố gắng nhẫn nhịn chịu đựng cuộc hôn nhân này.
Khi đời sống hôn nhân không còn hạnh phúc
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc cần sự sẻ chia, yêu thương từ cả hai vợ chồng. Một khi vợ hoặc chồng không còn trách nhiệm với gia đình, không yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, vợ/chồng ngoại tình, bạn không còn nhận được sự tôn trọng từ đối phương thì hôn nhân của bạn đã có vấn đề.
Khi hôn nhân ảnh hưởng không tốt đến môi trường phát triển của con cái
Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đến sự hình thành nhân cách và phát triển của con cái. Một gia đình không hạnh phúc, bạo lực gia đình, bố mẹ thường xuyên cãi nhau, mâu thuẫn thì sẽ bị tác động đến tâm lý, tính cách và cả hôn nhân của con sau này.
Khi nào nên ly hôn?
2. Ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?
Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình quy định các chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn gồm:
  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Lưu ý: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Tư vấn ly hôn trọn gói.
3. Tư vấn hồ sơ và thủ tục thực hiện ly hôn thuận tình
3.1. Hồ sơ xin thuận tình ly hôn:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được xác định là việc dân sự. Do đó hồ sơ ly hôn thuận tình như sau:
  • Đơn xin ly hôn thuận tình;
  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
3.2. Các bước tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình tại Tòa án
Để thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, cần phải làm theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có thẩm quyền.
Bước 2: Nộp lệ phí và thụ lý vụ án.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo về nộp lệ phí và trong vòng 05 ngày, hai vợ chồng phải thực hiện xong.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý, các đương sự sẽ được thông báo về việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Bước 3: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian này, Tòa án sẽ phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng…
Bước 4: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Trong trường hợp hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người.
Nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.
4. Tư vấn hồ sơ và thủ tục thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương
4.1. Hồ sơ xin đơn phương ly hôn
  • Đơn xin ly hôn;
  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng;
  • Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng;
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…
  • Bản sao giấy khai sinh của con.
4.2. Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương tại Tòa án
Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện): Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, sau 5 ngày làm việc Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 191 và Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Hòa giải: Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu hòa giải thành thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 7 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị. Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại Điều 208, 21, 212, 213, 220 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm. Theo đó các bên phải có mặt, nếu không có mặt thì áp dụng theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Nơi nộp đơn: Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc theo khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
5. Dịch vụ tư vấn ly hôn trọn gói
Luật sư Hôn nhân Gia đình cung cấp dịch vụ tư vấn ly hôn trọn gói bao gồm:
  • Tư vấn về hình thức ly hôn bao gồm: đơn phương ly hôn, thuận tình ly hôn;
  • Tư vấn về các trường hợp được đơn phương ly hôn;
  • Tư vấn về chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn;
  • Tư vấn về nơi nộp đơn ly hôn cho đúng thẩm quyền;
  • Tranh chấp về tài sản chung, nợ chung;
  • Tranh chấp về quyền nuôi con, việc cấp dưỡng nuôi con;
  • Soạn thảo đơn ly hôn và chuẩn bị các hồ sơ khác liên quan tới tranh chấp ly hôn;
  • Đại diện thân chủ tham gia tố tụng tại Tòa án.

Xem thêm: https://lyhonnhanh.com/tu-van-ly-hon-tron-goi.html
 
Top