Thai ngoài tử cung: những điều cần biết và phòng tránh

#1
Thai ngoài tử cung là việc trứng làm tổ ở bên ngoài tử cung, phần đa là tại vòi tử cung (xấp xỉ 98%). Thai ngoài tử cung không thể phát triển thành thai nhi, và nếu không xử lý kịp thời có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Tiền sử có thai ngoài tử cung, nạo phá thai, vô sinh … là những yếu tố nguy cơ dẫn đến thai ngoài tử cung.

1. Thai ngoài tử cung là gì?

Đối với kỳ thai kỳ bình thường, sau khi trứng được thụ tinh sẽ làm tổ trong tử cung, thai nhi sẽ được nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ trong khoảng 9 tháng.

Tuy nhiên, đối với thai ngoài tử cung, trứng được thụ tinh nhưng không làm tổ trong tử cung mà ở bên ngoài (ví dụ như khoang bụng, vùng chậu, vòi tử cung, v.v). Khi đó:
  • Trứng sẽ không được nuôi dưỡng trong tử cung
  • Sau khoảng 6~16 tuần, thai ngoài tử cung sẽ vỡ
  • Thai ngoài tử cung vỡ gây ra việc chảy máu âm đạo, chảy máu bụng
  • Nếu không được xử lý kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng




Thai ngoài tử cung

2. Dấu hiệu của thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung có thể không có dấu hiệu nào. Trong trường hợp bạn có dấu hiệu, khả năng cao là thai đã khoảng 4~12 tuần. Các triệu chứng này có thể bao gồm:
  • Trễ kinh hoặc có các dấu hiệu mang thai khác
  • Đau bụng dưới ở trái hoặc phải
  • Chảy máu âm đạo hoặc khí hư màu nâu bất thường
  • Đau dưới lưng
  • Đau vùng chậu
  • Đau khi đi đại tiểu tiện

Đặc biệt, trong trường hợp thai ngoài tử cung vỡ, bạn có thể gặp:
  • Đau dữ dội vùng bụng
  • Chảy máu âm đạo nhiều
  • Chảy máu bên trong bụng (mắt thường không thể nhìn thấy được)

Lưu ý: việc mất máu nhiều và đột ngột có thể khiến bạn lâm vào tình trạng nguy hiểm với các triệu chứng: muốn ngất, huyết áp hạ, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, sốt nhẹ, cảm giác ớn lạnh. Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng nguy hiểm trên.

3. Nguyên nhân thai ngoài tử cung

  • Các bệnh lý gây tổn thương vòi tử cung làm tăng nguy cơ có thai ngoài tử cung, chẳng hạn như: có tiền sử thai ngoài tử cung (nguy cơ tái phát 10~25%); tiền sử viêm nhiễm vùng chậu (đặc biệt là Chlamydia); phẫu thuật bụng trước đó
  • Các nguyên nhân khác như: nạo phá thai; quan hệ tình dục không an toàn; vô sinh; hút thuốc lá, v.v

4. Điều trị thai ngoài tử cung

Các trường hợp có thai ngoài tử cung đều được chỉ định loại bỏ càng sớm càng tốt với một trong hai phương pháp là: thuốc hoặc phẫu thuật.

Đối với phương pháp dùng thuốc: nếu trường hợp thai nhỏ dưới 3cm, không có tim thai => bạn có thể được chỉ định sử dụng methotrexate. Khi sử dụng loại thuốc này, bạn có thể gặp tác dụng phụ, hay gặp nhất là nôn mửa và táo bón. Bạn nên nói với bác sĩ khi gặp bất cứ tác dụng phụ nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số phương pháp giảm tác dụng phụ như sau:
  • Với nôn mửa: Chuyển sang ăn nhiều bữa nhỏ, ăn các thực ăn thanh đạm và giảm đồ có mùi; nghỉ ngơi nhiều; uống nhiều nước để tránh mất nước.
  • Với cảm thấy mệt mỏi: Đan xen các khoảng nghỉ ngơi ngắn tầm 10~15 phút sau khi làm việc/hoạt động 30~45 phút.
  • Với cảm thấy đau đầu hoặc choáng váng: Nghỉ ngơi nhiều; Thực hiện chậm rãi việc thay đổi tư thế, nhất là từ ngồi sang đứng.
  • Với đau họng: tránh cà phê, đồ cay nóng, đồ ăn mặn; ăn đồ ăn nhẹ; súc miệng nước muối.
  • Với đi ngoài: uống nhiều nước để tránh mất nước; ăn thanh đạm, tránh đồ cay nóng/dầu mỡ/rượu bia/nước ngọt/cà phê.

Đối với phẫu thuật: tùy vào tình trạng bệnh mà bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật mổ hoặc nội soi. Ngoài ra, tùy vào kế hoạch có con cũng như mong muốn của bạn mà việc phẫu thuật có thể tính đến cắt vòi trứng hay không (trong một số trường hợp đặc thù, việc cắt vòi trứng sẽ là bắt buộc).

5. Sau khi trị thai ngoài tử cung, có thể có thai không?

Theo thống kê, khoảng 65% phụ nữ từng có thai ngoài tử cung vẫn có thể có thai thành công trong 18 tháng tiếp theo. Tuy vậy, vẫn có 10% phụ nữ tái mắc thai ngoài tử cung, thậm chí ở cùng một vị trí.

6. Phòng tránh có thai ngoài tử cung/ tái mắc thai ngoài tử cung

Để tránh có thai ngoài tử cung cũng như tránh tái mắc thai ngoài tử cung, bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến sức khỏe sinh sản của mình. Theo đó, lão nhà quê khuyến khích bạn nên:

6.1. Tăng cường sức khỏe cơ quan sinh sản với bài thuốc của lão nhà quê

Lão nhà quê khuyến khích bạn sử dụng kết hợp các bài: VIÊM GAN B VIÊM GAN C, NẰM NGỬA ĐẠP XE, LĂN BỤNG, ĐI BỘ, KHÍ CÔNG VÀ DỊCH CHÂN KINH. Các bài này có tác dụng:
  • VIÊM GAN B VIÊM GAN C: cải thiện/ tăng lưu thông tuần hoàn máu, bổ thận, bổ gan, phục hồi chức năng gan.
  • NẰM NGỬA ĐẠP XE: cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hóa, bệnh ở cơ quan sinh sản, tăng sinh lý.
  • ĐI BỘ: cải thiện tuần hoàn, cải thiện hệ tiêu hóa/ tim mạch/ thần kinh,.., tăng sức đề kháng, nâng cao thể lực.
  • KHÍ CÔNG VÀ DỊCH CHÂN KINH: lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp, tăng sức đề kháng
  • Video hướng dẫn LĂN BỤNG (video Tự chữa nội tạng) : lưu thông khí huyết bộ phận sinh dục., giúp ấm nóng bộ phận sinh dục.

Bạn đọc lưu ý đọc kỹ trước khi áp dụng.

6.2. Vệ sinh vùng kín đúng cách

  • Sử dụng NƯỚC LÁ BÀNG để vệ sinh vùng kín. NƯỚC LÁ BÀNG có tác dụng cực kỳ tốt trong việc diệt khuẩn, chống viêm, thông tắc vòi trứng, hỗ trợ điều trị các bệnh vùng kín.

Cách dùng như sau: (làm ấm nước lá bàng trước khi dùng, nước lạnh quá hoặc nóng quá dễ gây đau bụng).Dùng xilanh 10ml rút nước lá bàng, ngồi tư thế nửa nằm nửa ngồi rồi cho đầu nhỏ xilanh vào cửa mình ( tầm 1cm) bơm từ từ vào âm đạo,1 lần bơm 3 xilanh như vậy, sau đó dùng nước lá bàng xoa rửa kỹ bên ngoài, môi lớn môi nhỏ…,. Ngày bơm ít nhất 3 lần (được 4 -6 lần càng tốt). BƠM 10 NGÀY NGHỈ 4 NGÀY và lặp lại như vậy. Đến tháng rửa bên ngoài không bơm vào trong. Viêm nặng mấy cũng khỏi. Thậm chí nó còn tác dụng THÔNG TẮC VÒI TRỨNG, đẩy hết các dịch ứ trong cổ tử cung ra bên ngoài.
  • Giặt quần lót sạch sẽ, thay quần lót định kỳ 3 tháng/1 lần.
  • Giữ vùng kín khô ráo. ( Bôi xoa dầu dừa giúp làm hồng cô bé, thơm, se khít)



Dầu dừa lão nhà quê

6.3. Lối sống khoa học, lành mạnh

  • Ăn uống đủ chất, ưu tiên thực phẩm giàu collagen, rau xanh, hoa quả.
  • Không hút thuốc lá, không dùng chất kích thích; hạn chế đồ uống có cồn, nước ngọt, đồ uống có gas.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.
  • Hạn chế thức khuya.
  • Tập thể dục thường xuyên (đặc biệt là ĐI BỘ và NẰM NGỬA ĐẠP XE, LĂN BỤNG BẰNG: RƯỢU GỪNG+ KINH LẠC VƯƠNG+ GẤC HOÀNG ĐẾ+ CẦU GAI ĐÔI).
  • Giữ tâm trạng thoải mái.
  • Áp dụng đầy đủ các mục trong bài GỬI CÁC MẸ MONG CON
 
Top