Những nguyên nhân mọc mụn nước ở môi và cách điều trị hiệu quả

#1
Nổi mụn nước ở môi khiến người bệnh đau rát, khó chịu, ăn không ngon và gặp khó khăn khi giao tiếp. Vậy đâu là nguyên nhân mọc mụn nước ở môi và cách điều trị như thế nào? Cùng đi tìm hiểu những vấn đề như: nguyên nhân, bệnh lý gây nổi mụn nước ở môi và biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả, an toàn qua bài viết bên dưới nhé.

MỤN RỘP MÔI (HERPES) LÀ BỆNH GÌ?

Mụn rộp ở môi là bệnh gây ra bởi virus Herpes simplex (HSV) mà cả 2 loại virus đều có thể gây loét xung quanh miệng (herpes labialis) và trên cơ quan sinh dục (herpes genital). Mụn rộp là nốt loét trông giống như một nốt phồng rộp hoặc một đám mụn nước trên nền đỏ. Cuối cùng, chúng sẽ khô đi, có màu vàng nhạt và bong vảy.

NGUYÊN NHÂN MỌC MỤN NƯỚC Ở MÔI

Mụn nước trên môi thường xuất hiện với kích thước và hình dạng đa dạng, đôi khi còn kèm theo triệu chứng ngứa ngáy hoặc đau rát.

Nguyên nhân gây mụn nước ở môi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do dị ứng, mắc bệnh lý da liễu hoặc các bệnh xã hội nguy hiểm. Cụ thể là các bệnh sau:

Mụn nước ở môi có thể kèm theo sưng môi, viêm môi… có thể là do một số tình trạng dị ứng, kích ứng như:

♦ Các loại hóa chất, kem dưỡng da có chất kích ứng; sản phẩm son môi – son dưỡng môi có chứa hóa chất mạnh hoặc titan.

♦ Dị ứng lông động vật, vảy da hoặc với các thực phẩm (hải sản, thịt bò, các loại đậu…)

Bệnh nấm miệng chủ yếu là do nấm Candida gây ra và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Thông thường, nấm Candida tồn tại trên cơ thể và ở miệng với lượng vừa phải, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi nấm sẽ phát triển và gây bệnh nấm miệng

Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh nấm miệng gồm:

♦ Nổi mụn nước ở môi, thường là mụn li ti và có màu đỏ; nứt ở khóe miệng

♦ Những mảng trắng đục xuất hiện ở cổ họng, lưỡi, mặt trong của 2 bên má

♦ Cảm thấy khó chịu trong miệng, đau khi nuốt hoặc ăn, mất vị giác.

♦ Hiện y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm da cơ địa, nhưng bệnh có thể là do: sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid, dùng kem đánh răng chứa Fluoride.

♦ Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở mặt và môi với các triệu chứng điển hình như: nổi mụn nước ở môi hoặc mặt tương tự như mụn trứng cá, nổi sẩn đỏ, da sần sùi và ngứa ngáy khó chịu.

♦ Lở miệng thường là do chấn thương ở miệng, dùng các loại thực phẩm như đậu phộng, chocolate, cà phê, dâu tây, ăn nhiều thực phẩm cay nóng…

♦ Bệnh thường có triệu chứng đặc trưng như: Xuất hiện vết loét nhỏ hoặc mụn nước ở môi, miệng, nướu răng hoặc mặt trong 2 bên má; bên trong vết loét thường chứa dịch loãng hoặc dịch mủ; đau rát khó chịu ở miệng nhưng không lây nhiễm.

♦ Bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên, không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng thường dễ tái phát nếu không có biện pháp chăm sóc môi – miệng đúng cách.



Nổi mụn nước ở môi do các nguyên nhân khác

Ngoài ra, mụn nước ở môi còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như:

♦ Do stress, căng thẳng hay thiếu nước khiến môi khô ráp và nổi mụn.

♦ Không vệ sinh sạch sẽ vùng môi và miệng sau khi ăn.

♦ Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh sẽ khiến bã nhờn bị tích tụ và hình thành mụn.

♦ Mụn nước ở môi do rối loạn nội tiết tố.

♦ Ăn nhiều món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp…

BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ MỤN NƯỚC Ở MÔI HIỆU QUẢ

Phương pháp điều trị mụn nước ở môi chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây mụn và mức độ bệnh lý. Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng trong điều trị mụn nước ở môi do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Điều trị mụn nước ở môi tại nhà

Với mụn nước ở môi thể nhẹ và không phải do bệnh lý thì người bệnh có thể hỗ trợ điều trị bệnh bằng các nguyên liệu thiên nhiên kết hợp với việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho khoa học, cụ thể:

Hỗ trợ điều trị mụn nước ở môi bằng nguyên liệu thiên nhiên

♦ Điều trị mụn nước ở môi bằng gel nha đam: Nha đam có công dụng làm trắng da, thanh nhiệt, giải độc gan, tiêu viêm hiệu quả, làm dịu môi, làm lành vết thương… nhờ đó được sử dụng nhiều trong việc dưỡng da và điều trị mụn.

♦ Điều trị mụn nước ở môi bằng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn mạnh nên có thể hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm, bên cạnh đó mật ong còn làm mềm môi và giúp môi căng bóng hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch vùng da bị mụn sau đó thoa mật ong lên, khoảng 20 phút sau thì rửa lại với nước sạch.

♦ Điều trị mụn nước ở môi bằng dưa leo: Dưa leo có thể làm dịu và ổn định vùng da bị mụn. Cách làm như sau: Dưa leo rửa sạch và thái lát mỏng, vệ sinh vùng da bị mụn sau đó đắp dưa leo thái lát lên, để khoảng 20 phút thì rửa lại mặt thật sạch với nước.

♦ Điều trị mụn nước ở môi bằng sữa chua: Sữa chua không chỉ giúp dưỡng da trắng mịn mà còn có thể tiêu diệt một phần các vi khuẩn gây mụn ở môi, đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương. Biện pháp này tương đối đơn giản, chỉ cần rửa sạch vùng da nổi mụn sau đó thoa sữa chua lên, để khoảng 15 phút rồi rửa lại thật sạch với nước.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Biện pháp này có thể kết hợp với việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trị mụn hoặc dưỡng da sau khi điều trị tại các cơ sở y tế, giúp da nhanh chóng hồi phục như ban đầu. Bao gồm các biện pháp như:

♦ Vệ sinh răng miệng và môi cẩn thận khi nổi mụn trên môi. Hàng ngày nên dùng chỉ nha khoa làm sạch răng sau khi ăn, đánh răng 3 lần/ ngày, sử dụng sản phẩm súc miệng phù hợp để tránh gây kích ứng khiến mụn trên môi ngày càng nghiêm trọng hơn.

♦ Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/ lần, để tránh vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng mụn thêm nghiêm trọng hơn

♦ Không dùng son môi hay mặt nạ dưỡng môi trong thời gian điều trị.

♦ Tránh làm kích ứng hay tổn thương môi, đồng thời tránh đụng chạm, chà xát hay gãi lên vùng da nổi mụn vì như vậy có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

♦ Chườm mát để làm giảm tình trạng đau rát, sưng viêm do mụn nước ở môi.

♦ Vệ sinh môi bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để làm giảm tình trạng viêm nhiễm, kích ứng.

♦ Che chắn và dùng loại kem chống nắng phù hợp khi môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

♦ Uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở môi.

Điều trị mụn nước ở môi tại cơ sở y tế

Với những trường hợp mụn nước ở môi nghiêm trọng và xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, để bác sĩ chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh

Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín tại TPHCM, với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, máy móc hiện đại. Rất nhiều bệnh nhân đã lựa chọn và tin tưởng dịch vụ khám chữa bệnh tại đây. Nếu có bất kì thắc mắc nào về bệnh bạn có thể gọi điện đến hotline 02839239999 sẽ được các chuyên gia tư vấn tận tình. Hoặc bạn có thể đến địa chỉ 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM để được trực tiếp thăm khám và chữa trị.

XEM CHI TIẾT TẠI: https://dakhoahoancautphcm.vn/nguyen-nhan-moc-mun-nuoc-o-moi-va-cach-dieu-tri.html
 
Top