Cách trồng, ý nghĩa và công dụng bất ngờ ít ai biết của cây hoa sứ

#1
Cây sứ là loài cây kiểng phổ biến ở Việt Nam, thế bạn có biết cách trồng, ý nghĩa và công dụng của cây hoa sứ chưa? Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu nhé.

Cây hoa sứ là loài cây trồng như thế nào mà được nhiều người ưa thích đến vậy? Nếu bạn đã muốn biết thì hãy đọc bài viết về cách trồng, ý nghĩa và công dụng ít ai biết về cây hoa sứ dưới đây nhé.

1Đặc điểm cây hoa sứ


Hoa sứ có hai màu chủ yếu là trắng và hồng đỏ

Cây hoa sứ có tên khoa học là Adenium thuộc họ Apocynaceae (họ trúc đào) hay còn được gọi là cây bông sứ. Loài cây này có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ và Mỹ Latinh như Mexico, Venezuela, Peru,...

Cây hoa sứ được phân bổ chủ yếu ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc tính không ưa môi trường lạnh khô nên bạn sẽ nhìn thấy hoa sứ ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc đó.

Cây hoa sứ khi được du nhập vào nước ta đã được lai tạo và nhân giống nhằm thích nghi với khí hậu Việt Nam. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể tìm thấy giống sứ "nguyên thủy" đời đầu tại Thái Lan, Trung Quốc hay Indonesia.

Cây hoa sứ được phân loại chủ yếu theo màu sắc, gồm hoa sứ trắng và hoa sứ hồng đỏ.

Hoa sứ hồng đỏ: còn được gọi là sứ Thái, với đặc điểm nổi bật là cánh hoa màu hồng đỏ và chiều cao trung bình từ 1 - 1.3 mét - thấp hơn các loại sứ khác.

Hoa sứ trắng: còn được gọi là cây hoa đại, với cánh hoa có màu trắng, bộ rễ to và cao trung bình từ 2 mét trở lên. Đặc biệt, sứ trắng có mùi thơm rất đặc trưng.

Bên cạnh đó, sứ còn có nhiều loại như cây sứ cùi, sứ cát tường, sứ bướm tiên, sứ hoàng lộc,...



Cây sứ có bộ rễ to, cánh hoa chụm vào nhau như cái phễu

Cây hoa sứ thuộc loại cây bụi, có gốc và bộ rễ phình to, rất lớn. Thân cây mập mạp với phần vỏ màu xám trắng, khá nhẵn. Lá cây sứ thon dài, đầu lá bo tròn có màu xanh lục đẹp mắt và mọc tập trung ở gần đầu các cành. Vào mùa đông, cây sẽ bắt đầu rụng lá để lộ những cành cây trơ trụi.

Hoa sứ thường có màu hồng đỏ, trắng hoặc các màu sắc khác nhưng khá hiếm. Hoa gồm 5 cánh mỏng, mọc cách đều và chụm lại với nhau trông giống như cái phễu. Hoa sứ nở rộ trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm.

Với những đặc trưng như trên, cây sứ được đánh giá là một loại cây bonsai, tiểu cảnh độc đáo và có giá trị cao.

2Ý nghĩa cây hoa sứ
Ý nghĩa phong thủy


Hoa sứ tượng trưng cho sự thịnh vượng

Thân cây sứ mập mạp, hoa nở rực rỡ với cành lá chi chít là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở và sung túc dài lâu. Bộ rễ to lớn, chắc khỏe cắm sâu xuống đất của cây còn tượng trưng cho phú quý trường tồn và vạn phúc an khang.

Ngoài ra, các màu sắc khác nhau của cây hoa sứ còn đem đến những thông điệp và ý nghĩa khác nhau như:

Hoa sứ đỏ: là biểu hiện của sự thịnh vượng, giàu sang và tài lộc. Người ta tin rằng, sứ đỏ nở hoa càng nhiều thì gia chủ càng gặp nhiều điều may mắn và phát đạt.

Hoa sứ trắng: thể hiện cho vẻ thanh khiết, giản dị nhưng không kém phần quý phái và đoan trang. Hoa sứ trắng còn được biết đến như một loài cây may mắn và thịnh vượng.

Ý nghĩa trong nền văn hóa


Hoa sứ được dùng để trang trí trên các vòng đeo mùa lễ hội

Tại những nước Mỹ Latinh - quê hương của loài cây này, hoa sứ thường gắn liền với văn hóa tâm linh. Nét đẹp dịu dàng mà rực rỡ của hoa sứ còn tượng trưng cho thanh xuân của thiếu nữ và vẻ mặn mà của phụ nữ.

Tại đảo Hawaii, hoa sứ luôn luôn được trang trí trên vòng hoa hay những lẵng hoa dài đeo trên cổ. Có thể bạn chưa biết, khi phụ nữ Hawaii cài hoa bên tai trái tức họ đã kết hôn, trong khi cài bên phải thì họ vẫn còn độc thân đó nha.

Trong tín ngưỡng Phật giáo, hoa sứ được trồng tại rất nhiều chùa chiền bởi vì loài hoa này là biểu tượng của sức sống và những điều tốt lành.

Hoa sứ là biểu tượng của văn hóa Hindu tại đất nước Ấn Độ. Tại đây, hoa là biểu trưng cho sự cố gắng và cống hiến của các nghệ sĩ và các tác phẩm của họ. Ngoài ra, trong lễ cưới, người theo Ấn Độ giáo sẽ thường đội vòng hoa lên đầu.

Học hỏi và nghiên cứu thêm nhiều thông tin bổ ích khác về các loại hoa cảnh khác tại hoadep365.net. Hãy luôn trau dồi thật nhiều kiến thức thú vị khác cho bản thân nhé.
 
Top