Đền Cô Chín – Điểm du lịch tâm linh mà bạn không thể bỏ qua

#1

Không chỉ hấp dẫn du khách trong và cả ngoài nước bởi vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên được đất mẹ ưu ái ban tặng, xứ Thanh còn cuốn hút du khách bởi những giá trị văn hóa, tâm linh vô cùng đặc sắc. Nhắc đến xứ Thanh, không thể không nhắc đến Đền Cô Chín – một địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng đối với du khách gần xa. Ngày hôm nay hãy cùng khám phá chốn linh thiên này bạn nhé!
Giới thiệu về Đền Cô Chín
Đền Cô Chín Thanh Hóa là ngôi đền thờ phụng một trong “Tứ Phủ Thánh Cô” nổi tiếng linh thiêng. Đây là nơi du khách từ khắp mọi miền trên tổ quốc, đến tham quan và cầu mong tiền tài, bình an cho bản thân và gia đình.

Đền Cô Chín Thanh Hóa là một trong những di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng tại xứ Thanh. Du lịch Thanh Hóa đừng bỏ lỡ nơi có “chín miệng giếng thiêng” huyền thoại này.

Cuộc xung đột giữa Tiền Quân Thánh và Chúa Liễu Hạnh diễn ra ác liệt tại Sòng Sơn. Sau một hồi chiến, Liễu Hạnh lâm nạn đã hóa thân thành Rồng thần về quy ẩn tại nơi Cửu Thiên Công Chúa sinh sống. Nơi đây chính là 9 giếng thiêng. Nhờ có sự che chở của công chúa và Phật Bà Quan Âm cứu giúp, chúa Liễu Hạnh đã thoát được vòng vây của Tiền Quân Thánh.
Tại những đền phủ này, khách tham quan, hành hương đều áp dụng hình thức thờ vọng Cô Chín để cầu mong Cô ban phước lành, ban cho sức khỏe, tiền tài, danh vọng và bình an tới cho gia đình, người thân.
Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Đền Cô Chín
Đền Cô Chín ở đâu?
Địa chỉ cụ thể của đền Cô Chín ở Thanh Hóa nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Địa chỉ này cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 130km, giao thông tương đối thuận lợi. Hằng năm, ngôi đền này hằng năm đón hàng trăm lượt du khách mỗi năm về đây tham quan, dâng lễ và bày tỏ lòng thành kính với Cô Chín..

Ngôi đền nằm tại vị trí ngay đầu địa phận tỉnh Thanh Hóa, các tuyến đường giao thông qua lại cực kỳ thuận lợi nên du khách khi tham quan Thanh Hóa sẽ rất dễ dàng để di chuyển đến nơi đây.
Hướng dẫn di chuyển tới đền Cô Chín
Với nhiều kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa được chia sẻ thì phương tiện để di chuyển đến đền Cô Chín Thanh Hóa tương đối đa dạng. Du khách có thể lựa chọn cho mình các phương tiện khác nhau, tùy vào nhu cầu và mức chi phí của mình. Cụ thể, đã tổng hợp cho bạn những phương tiện phù hợp và tuyến đường di chuyển ngay sau đây:
  • Đối với ô tô:
Từ Hà Nội, bạn cần đi theo hướng cao tốc Hà Nội – Ninh Bình, sau đó lái tiếp theo quốc lộ 1A. Di chuyển qua thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) là bạn đã đến được thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hóa.
Quãng đường cao tốc rất dễ đi nhưng sẽ khá buồn ngủ khi bạn phải đi 1 cung đường thẳng trong 1 thời gian dài. Hãy luôn tập trung, đừng chủ quan để có 1 chuyến đi hoàn hảo..
  • Đối với xe máy:
Nếu bạn là một người đam mê xê dịch trên chiếc xe máy, cung đường đến với Đền Sòng Cô Chín cũng tương đối đơn giản. Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi theo tuyến đường Giải Phóng ra hướng quốc lộ 1 cũ. Sau đó bạn sẽ đi qua địa phận tỉnh Hà Nam, Ninh Bình là có thể đến với mảnh đất Thanh Hóa.
  • Đối với máy bay: Còn đối với du khách miền trong nói chung, máy bay sẽ là phương tiện hàng đầu trong chuyến di chuyển của bạn. Ngay khi cập bến sân bay Nội Bài tại Hà Nội, du khách có thể di chuyển bằng xe limousine đón khách tận sân bay. Ngoài ra du khách cũng có thể bắt trực tiếp xe khách đường dài và di chuyển thẳng tới Thanh Hóa.

Đền Cô Chín là một ngôi đền không quá lớn, mặt trước của đền là 4 cây cột đá lớn, tựa như cổng Tam quan mở rộng cánh cho du khách bước qua. Bước qua khoảng vài chục bậc thang, du khách sẽ vào đến chính điện.
Trước mắt du khách là một ngôi đền gồm 3 gian với chính điện có tấm biển dòng chữ Cung thờ Cô Chín. Bên trong nơi thờ cúng sẽ được bày trí tượng thờ, hoa thơm, hương khói để du khách có thể thành tâm mà dâng hương cầu may.

Đền Cô Chín Thanh Hóa mang thiết kế cổ kính, với mái ngói đỏ cam và những hoa văn họa tiết rồng phượng đặc trưng, đậm đà bản sắc văn hóa tâm linh của dân tộc.
Không chỉ vậy du khách cũng sẽ được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên vô cùng kỳ vỹ bởi ngôi đền được xây dựng theo thế tựa núi nhìn sông: lưng tựa vào núi, trước mặt là dòng suối Sòng chảy qua. Bên cạnh đó là cảnh quan 9 miệng giếng đầy kì bí tạo nên 1 khung cảnh đầy mê hoặc, vừa mang tính tâm linh văn hóa.
Lưu ý khi đi tham quan Đền Cô Chín
Đi lễ đền Cô Chín vào thời điểm nào là tốt nhất? Cần chuẩn bị những gì? Mâm lễ ra sao? Hãy cùng https://disanviet.net tham khảo kinh nghiệm đi lễ dưới đây:
Thời điểm để đi lễ đền
Là một trong Tứ Phủ Thánh Cô linh thiêng trong tín ngưỡng của Việt Nam, xếp sau cô Tám Đồi Chè và trước Cô Mười Đồng Mỏ. Người ta thường đi lễ đền Cô Chín Giếng vào thời gian đầu năm mới, hay các dịp lễ 26/2 hoặc lễ rước Cô Chín vào ngày 9/9 âm lịch. Lượng khách hành hương đến đây dịp nào cũng đông đúc nên bạn đọc cần lựa chọn thời gian phù hợp trong năm.

Chuẩn bị lễ đi cô Chín Giếng
Vật lễ dâng lên Cô Chín hay bất kỳ vị thần linh nào trong tín ngưỡng cũng đều cần xuất phát từ cái tâm, từ lòng thành của người dâng lễ. Lễ có thể không cần quá khoa trương nhưng vẫn nên đầy đủ những lễ vật cơ bản để thể hiện được sự tôn kính của mình dành cho Cô Chín.

Mâm lễ vật tiêu chuẩn để dâng lên Cô Chín sẽ bao gồm: thẻ hương, hoa quả và tập tiền vàng mã. Nếu có thời gian chuẩn bị và tươm tất hơn, du khách cũng có thể chuẩn bị bánh kẹo hoặc đồ lễ mặn hay đồ lễ chay để dâng lên Cô Chín.

Đền Sòng Sơn cũng tọa lạc tại địa phận của thị xã Bỉm Sơn, là nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh. Cứ mỗi dịp 26 tháng 2 âm lịch hàng năm, người dân tại thị xã Bỉm Sơn lại cùng nhau tổ chức Lễ dâng hương Thánh mẫu Liễu Hạnh để tưởng nhớ đến công ơn che chở của thánh mẫu cũng như là để cầu mong bình an và sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chính hội của đền Cô Chín
Dịp 9 tháng 9 âm lịch hàng năm được chọn làm ngày diễn ra Chính hội của đền Cô Chín. Người dân địa phương cũng như du khách thập phương đổ về để dâng hương bái lễ Cô Chín, với mong muốn được cô phù hộ sức khỏe, tiền tài và bình an không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình, người thân

Trước khi vào lễ Cô Chín, du khách cần phải chuẩn bị một mâm lễ đầy đủ. Mâm lễ không cần quá khoa trương, quan trọng là phải xuất phát từ chính tấm lòng, từ cái tâm muốn hướng thiện của người hành hương.
 
Top