7 nguyên nhân tại sao bạn ăn rất nhiều nhưng không tăng cân được

#1
1. Bữa ăn không đảm bảo năng lượng, dinh dưỡng
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ăn không tăng cân ở nhiều người là do bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ lượng năng lượng cần thiết cho cơ thể, dù cho bạn ăn nhiều như thế nào đi nữa. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng từ thực phẩm, nó sẽ bắt đầu sử dụng glucose được dự trữ trong gan, cơ bắp hoặc phân hủy tế bào mỡ và protein để sản xuất năng lượng. Nếu tình trạng sử dụng dự trữ năng lượng kéo dài, cơ thể sẽ trở nên gầy ốm, khó tăng cân, miễn dịch kém và dễ bị mệt mỏi. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống hoặc tăng cường hoạt động thể chất để tiêu thụ năng lượng thừa.
2. Chế độ ăn uống thất thường

Thói quen ăn uống không đều của một người có thể được phản ánh thông qua việc bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, ăn uống không có giờ giấc cố định và ăn quá nhiều trong một lần. Việc ăn uống không đều này sẽ làm cho nồng độ đường huyết và các chất dinh dưỡng trong cơ thể bị chênh lệch ở các thời điểm khác nhau. Khi đói, cơ thể sẽ sử dụng nguồn glucose, mỡ và protein dự trữ để sản xuất năng lượng; nhưng khi ăn quá no, năng lượng dư thừa có thể chuyển hóa thành mỡ xấu trong cơ thể. Để duy trì cơ thể khỏe mạnh, bạn nên ăn uống đều đặn, cố định giờ giấc, và tránh ăn quá no trong một lần.
3. Mắc các bệnh lý
Một người nếu có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và chia đều chúng trong các bữa ăn hàng ngày nhưng ăn hoài vẫn không mập hoặc không duy trì được cân nặng như mong muốn có thể nghi ngờ mình đang mắc một trong các bệnh lý: cường giáp, đái tháo đường (hay tiểu đường), bệnh viêm ruột, rối loạn ăn uống.
4. Quá trình chuyển hóa năng lượng cao
Có một số người có khả năng ăn nhiều mà không tăng cân do quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể của họ hoạt động hiệu quả hơn so với người khác. Điều này có nghĩa là cơ thể của họ sử dụng năng lượng cho các hoạt động hàng ngày nhiều hơn so với người bình thường. Một số dấu hiệu để nhận biết những người này là da luôn nóng, tim đập nhanh. Tuy nhiên, để hạn chế quá trình này, bạn cần tránh uống nước ngọt, các chất kích thích và bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm có tính hàn, mát.
5. Khó chuyển hóa năng lượng thành cân nặng
Đây là một nguyên nhân ít người biết đến. Người có "cơ địa" gầy khó hấp thu, gầy kinh niên thường có tốc độ chuyển hóa năng lượng thành cân nặng chậm hơn người bình thường, dẫn đến khó tăng cân.
6. Lười vận động và tập thể dục thể thao

Một số người có suy nghĩ sai lầm rằng giảm thiểu vận động sẽ giúp tăng cân nhanh hơn. Tuy nhiên, thực tế là luyện tập thể dục sẽ kích thích và điều hòa quá trình chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, cải thiện độ dẻo dai và tăng khối lượng cơ bắp của cơ thể.
Bên cạnh đó, luyện tập còn có tác dụng tăng mật độ xương, từ đó hỗ trợ tăng cân và ngăn ngừa loãng xương trong tương lai.
7. Uống thuốc gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
Một số loại thuốc, đặc biệt là các loại kháng sinh điều trị bệnh có thể gây tác động xấu đến hệ vi sinh đường ruột. Từ đó gây chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy cũng như hạn chế sự hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn, ảnh hưởng đến cân nặng.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng ăn nhiều nhưng không tăng cân còn có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như do tập luyện quá sức; thói quen sinh hoạt chưa khoa học (sử dụng chất kích thích và các đồ uống có cồn, thiếu ngủ...); nhiễm ký sinh trùng giun sán; di truyền và do cơ địa...

Vậy là bạn đã tìm hiểu các thông tin về 7 nguyên nhân khiến bạn ăn nhiều nhưng lại không tăng cân được. Để cho việc tăng cân dễ dàng, hiệu quả và nhanh chóng hơn. Bạn có thể tham khảo thêm các loại sản phẩm thuốc tăng cân nhé!


>>>Có thể bạn quan tâm:
 
Top