Bị lại sốt xuất huyết phải làm sao

#1
Trong các bài viết trước đây, lão nhà quê đã nói về virus sốt xuất huyết có tới 4 chủng loại. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể mắc sốt xuất huyết tới 4 lần trong đời. Tuy nhiên, việc tái mắc sốt xuất huyết (hoặc bất cứ bệnh truyền nhiễm nào) đều nguy hiểm hơn rất nhiều so với lần mắc trước. Vậy cần làm gì khi bị lại sốt xuất huyết?

1. Bị lại sốt xuất huyết

Trên thực tế, đây không phải là chuyện hiếm gặp. Có rất nhiều người đã bị lại sốt xuất huyết. Họ có thể sinh kháng thể với 1 chủng virus sốt xuất huyết và tái mắc với chủng khác. Tuy vậy, việc bị lại sốt xuất huyết có thể rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Điều này khá giống với như khi mắc Covid 19. Có rất nhiều người không có triệu chứng khi mắc Covid 19 lần đầu nhưng lại nhanh chóng trở nặng đối với mắc Covid 19 lần hai.

Ở sốt xuất huyết, các triệu chứng khi mắc lần đầu phổ biến là: sốt cao, có mẩn đỏ dưới da, đau nhức chân tay. Khi tái mắc sốt xuất huyết, sốt cao kèm các cơn đau dữ dội và mở rộng phạm vi hơn trong khi những vết mẩn đỏ thì ít xuất hiện. Đặc biệt, người lớn có khả năng tái mắc sốt xuất huyết cao hơn nhiều trẻ em.

Sau khi mắc sốt xuất huyết lần đầu với 1 trong 4 chủng virus sốt xuất huyết, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể miễn dịch với các chủng virus sốt xuất huyết trong 2~3 tháng tiếp theo. Sau khoảng thời gian này, người này hoàn toàn có thể bị lại sốt xuất huyết với 3 chủng virus sốt xuất huyết còn lại. Tại sao lại có chuyện này xảy ra? Theo lý thuyết, khi cơ thể người bị tấn công bởi virus lạ lần đầu, các tế bào ghi nhớ (tế bào B và tế bào T) sẽ ghi nhớ con virus đó, và nhanh chóng tiêu diệt nó khi lặp lại lần hai. Sự ghi nhớ này có thể kéo dài đến hết cuộc đời một người. Trong trường hợp của virus sốt xuất huyết, các chuyên gia gọi là “sự nhiễm bệnh do tăng cường kháng thể phụ thuộc”. Hiểu đơn giản như sau: vào lần hai, các tế bào ghi nhớ vẫn sản xuất các loại kháng thể đã dùng để đối phó với chủng virus lần hai. Các kháng thể này không những không tiêu diệt virus mà trái lại còn vô tình giúp chúng dễ dàng lây lan và mở rộng phạm vi hơn. Trong một số trường hợp, độc mà kháng thể này dùng để giết virus lại vô tình phản lại tác dụng đối với cơ thể, khiến các cơ quan liên đới bị ảnh hưởng.

Chính vì vậy, những người từng bị sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý để tránh bị lại bệnh này.

2. Tăng cường sức khỏe hậu sốt xuất huyết

2.1. Tiếp tục điều trị trong 7~10 ngày hậu sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có thể trở nặng trong 7~10 kể từ khi được cho là khỏi bệnh. Trong thời gian này, bạn vẫn cần phải tiếp tục điều trị sốt xuất huyết. Bạn có thể dùng nước lá tre gai của lão nhà quê, uống liên tục trong 5~10 ngày sau khi khỏi bệnh để chữa và phòng tái phát. Đây là thức uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, tăng sức đề kháng rất tốt.

Nguyên liệu: Lá tre gai + nước sạch

Cách dùng:
  • 200~300g lá tre gai + 1,5 lít nước đun sôi nhỏ lửa 20~30 phút uống thay nước lọc cả ngày.
  • Uống liên tiếp 5 – 10 ngày, kể cả khỏi rồi vẫn phải uống, cho đủ ngày đủ liều.

Lưu ý: có thể dùng CAO DỨA TRE thay thế:

Cao Dứa Tre ngày uống 2 lần, sau khi ăn sáng và ăn trưa ít nhất 30 phút. Mỗi lần 1 - 2 thìa (theo hướng dẫn khi kê đơn) pha với 300 - 400ml nước nóng 60-80 độ. Có thể pha thêm Gừng Muối Mật Ong theo chỉ định. Uống 2 ngày nghỉ 2 ngày.

* Lưu ý: Nếu có nóng trong uống kèm bài Chữa bệnh kiết ly.


Cao dứa tre của lão nhà quê

2.2. Bổ sung các bài thuốc bồi bổ sức khỏe

Từ ngày thứ 11 trở đi, nếu không có gì bất thường, bạn có thể tiến tới việc bổ sung các bài thuốc bồi bổ sức khỏe. Bạn có thể áp dụng hai bài: BÀI THUỐC VỚI GỪNG, VIÊM GAN B VIÊM GAN C của Lão nhà quê. Đây là hai bài thuốc dùng nguyên liệu dân gian như gừng, mật ong, dứa, … có tác dụng bổ thận, bổ gan, phục hồi chức năng gan, giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe.

2.3. Lối sống lành mạnh

Đối với hậu sốt xuất huyết, bạn vẫn cần duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít dầu mỡ, đồ cay nóng, nhiều hoa quả, trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bạn cũng cần hạn chế (tốt nhất là không dùng) các loại thức uống có hại cho sức khỏe như: rượu, bia, đồ có gas, nước ngọt, ….

Ngủ đủ giấc vào ban đêm, giữ tâm trạng thoải mái, tập thể dục nhẹ nhàng (lưu ý: chỉ tập nhẹ nhàng như đi bộ chứ không tập cường độ nặng) cũng là những điều cần thiết để cơ thể phục hồi.

2.4. Phòng chống muỗi

Để giảm thiểu tối đa khả năng bị lại sốt xuất huyết, bạn cần ngăn việc mình bị muỗi đốt. Theo đó, nên:
  • Mặc quần áo dài, đi giày khi đi ra ngoài.
  • Bôi/ xịt dung dịch chống muỗi.
  • Ngủ mắc màn.
  • Dọn dẹp nhà cửa, tránh để tồn tại những chỗ tối tăm, ẩm thấp.
  • Đậy nắp chum, vại.
  • Thả cá vào bể nước.
  • Phun thuốc diệt muỗi.
  • Phát quang bụi rậm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng thêm các loại thảo dược có khả năng chống muỗi, đuổi côn trùng tự nhiên như: sả, sả chanh, bạc hà, bạc hà mèo, hương thảo, oải hương, xô thơm, tỏi, …
 
Top