Bị Sâu Răng Đau Nhức Thì Phải Làm Sao? Tổng Hợp Các Phương Pháp Giảm Đau Nhức Khi Bị Sâu Răng Hiệu Quả

#1
Nhận biết sâu răng như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về giải pháp bị sâu răng đau nhức phải làm sao, bạn cần phải phân biệt sâu răng với các bệnh lý răng miệng khác. Sâu răng là tình tạng răng bị tổn thương và mất mô cứng. Theo giải thích chuyên khoa, đây là tình trạng hủy khoáng xảy ra bởi vi khuẩn ở mảng bám, từ đó dẫn tới sự hình thành của các lỗ nhỏ trên răng.
Mặc dù sâu răng là căn bệnh phổ biến nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan. Bởi nếu sâu răng không được điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và ảnh hưởng tới những lớp sâu hơn của răng. Trường hợp sâu răng ăn vào tủy sẽ càng khó điều trị và kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác.
Bạn hoàn toàn có thể nhận biết răng có bị sâu hay không dựa vào các dấu hiệu sau:
  • Lỗ sâu trên răng: Mắt thường có thể quan sát thấy men và ngà răng bị tổn thương. Nếu dùng que nạo ngà và lấy hết vụn bẩn trong thức ăn sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng hơn so với miệng lỗ.
  • Nướu sưng hoặc bị chảy máu: Nếu có những tác động ngoại lực như chải răng mạnh, dùng chỉ nha khoa,.. nướu sẽ bị chảy máu và dễ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, tình trạng sưng nướu cũng khá phổ biến, gây nên cảm giác căng tức, khó chịu và sâu răng đau nhức.
  • Thường xuyên đau buốt răng khi bị kích thích: Với trường hợp thức ăn bị rơi vào hố sâu.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu: Nguyên nhân bởi vì thức ăn tích tụ lâu ngày ở kẽ răng, không được làm sạch nên sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi sinh sôi mạnh.
  • Đau buốt khi nhai đồ ăn: Vi khuẩn tấn công đã khiến ngà răng bị bào mòn. Vì thế, bị đau sâu răng là điều dễ hiểu.
Bạn có thể nhận biết sâu răng qua các dấu hiệu như: lỗ sâu trên răng, nướu sưng đau, chảy máu nướu, miệng có mùi hôi,…Tại sao sâu răng lại đau?
Sâu răng bị đau là biểu hiện bình thường của bệnh. Bởi vì khi bị sâu, răng đã tạo nên nhiều lỗ sâu lớn. Nếu tấn công vào tủy thì mức độ đau sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Thời điểm đau răng khi bị sâu thường là nửa đêm. Điều này khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần. Do đó, nếu phát hiện răng bị sâu, bạn nên tìm đến nha khoa uy tín để điều trị sớm.
Sâu răng bị đau do lỗ sâu lớn khiến răng bị yếu và có thể tấn công vào tủySâu răng bị đau phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của sâu răng
Sâu răng sẽ liên tục phát triển từ mức độ nhẹ đến nặng. Vì thế, để biết phương án điều trị bị sâu răng đau nhức phải làm sao thì bạn cần xác định được tình trạng sâu hiện tại đang ở giai đoạn nào. Dưới đây là các giai đoạn phát triển và mức đau của sâu răng:
Giai đoạn 1: Sâu vùng men răng
Sâu men răng là tình trạng men răng bị mất khoáng do vi khuẩn sâu răng cư trú. Tại đây, sâu răng sẽ tạo ra vùng tổn thương rõ rệt và bắt đầu ăn mòn bề mặt răng. Bạn có thể nhìn thấy sâu men răng bằng mắt thường bởi răng sẽ có màu vàng nâu hoặc đen. Dễ thấy, khi ăn các đồ nóng hoặc lạnh, sâu răng đau răng sẽ xảy ra với mức độ nhẹ.
Giai đoạn 2: Sâu vùng ngà răng
Sâu ngà răng biểu hiện với những lỗ sâu, lỗ hổng to và sâu răng ăn sâu bên trong, dần phá hủy các men răng còn sót lại. Với giai đoạn này, bạn sẽ cảm nhận thấy rõ sâu răng đau về đêm. Đặc biệt là khi thức ăn nhét vào lỗ sâu hoặc nhiệt độ đồ ăn có sự khác thường. Nếu không chịu được cảm giác đau nhức, bác sĩ sẽ tư vấn dùng thuốc giảm đau.
Giai đoạn 3: Viêm tủy răng
Sâu răng khi không được điều trị sẽ dần chuyển nặng, tấn công vào tủy. Ban đầu, viêm tủy sẽ xảy ra và mang tới những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài.
Bạn tuyệt đối không nên chủ quan bởi khi sâu răng đã phát triển đến viêm tủy sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: lỗ sâu răng to dần, dễ bị giắt thức ăn, đau nhức liên tục với mức độ nặng hơn. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng, áp xe răng, răng lung lay, viêm nướu, viêm xương hàm, thậm chí là mất răng có thể xảy ra.
Giai đoạn 4: Chết tủy răng
Đây là giai đoạn nặng nhất và gây ra cơn đau nhức, ê buốt ngoài sức chịu đựng. Khi viêm tủy nặng, vi khuẩn tích tụ nhiều sẽ làm tổn thương chân răng, xương ổ răng và các vùng xung quanh chóp. Tiếp đó là làm áp xe và chết tủy.
Một số trường hợp khác có thể gây hoại tử nặng. Không can thiệp sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong do nhiễm trùng diện rộng.
Tùy từng giai đoạn sâu răng, mức độ đau nhức sẽ có sự khác biệtSâu răng bị đau nhức có nguy hiểm không?
Đau nhức, ê buốt là điều khó tránh khỏi khi bị sâu răng. Thay vì tìm phương án giải quyết bị sâu răng đau nhức phải làm sao, bạn nên điều trị tận gốc vì sâu răng không thể tự khỏi. Vậy sâu răng có nguy hiểm không?
  • Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng: Sâu răng sẽ có những tác động xấu tới toàn bộ răng miệng. Bởi vì khi bị sâu, cấu trúc răng sẽ bị phá hủy, gây ra những cơn đau nhức khó chịu, thậm chí là mất răng. Đặc biệt là trường hợp sâu răng viêm tủy, chết tủy, cơn đau đớn và biến chứng sẽ càng thêm nguy hiểm.
  • Gây mất thẩm mỹ: Khi bị sâu răng sẽ xuất hiện các chấm đen trên bề mặt răng. Nặng hơn là những lỗ hổng màu nâu hoặc đen với đủ kích thước khác nhau. Khi nói chuyện, cười đìa, đối phương có thể nhìn thấy những khuyết điểm này. Chưa kể tới việc sâu răng sẽ kéo theo tình trạng hôi miệng.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý: Sâu răng gây nhức đầu là điều xảy ra khá phổ biến. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, giấc ngủ và tinh thần hàng ngày.
  • Nguy hiểm tới tính mạng: Sâu răng nếu không được điều trị mà chỉ tìm phương án bị sâu răng đau nhức phải làm sao để hết đau nhức sẽ không mang tính triệt để. Lâu dần, sâu răng lan rộng dẫn tới viêm tủy, hoại tử, dễ nhiễm trùng. Mức độ nhiễm trùng nặng sẽ dẫn tới nhiễm trùng máu, lan xuống trung thất, đe dọa tới tính mạng.
Bị sâu răng đau nhức phải làm sao? 10 cách giảm đau hiệu quả nhất bạn nên biết
Bị sâu răng đau nhức phải làm sao là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tùy vào giai đoạn phát triển của sâu răng, mức độ đau nhức ê buốt sẽ có sự khác biệt. Cách giảm đau cũng từ đó mà có nhiều khác biệt. Dưới đây là một số cách trị nhức răng sâu răng hiệu quả nhanh mà bạn nên biết:
Sử dụng nước muối
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối sẽ giúp phòng ngừa và giảm cơn đau nhức do sâu răng gây ra. Vì là dạng lỏng nên nước muối sẽ tràn qua các kẽ răng, từ đó làm sạch được các kẽ nướu và giảm cơn đau nhức, ê buốt. Bên cạnh đó còn có tác dụng dọn sạch vụn thức ăn sót lại trong khoang miệng.
Nếu cảm giác đau răng sâu răng nặng hơn, bạn cũng có thể dùng nước muối để giảm bớt sự khó chịu này. Thực tiễn sử dụng cho thấy, nước muối sẽ hạn chế cơn đau xuất hiện vì cơ chế giảm sưng viêm, tăng cường chữa lành vết thương và giảm đau họng hiệu quả.
Cách làm như sau: Bạn hãy rót nước ấm vào cốc đã có muối nồng độ cao. Sau đó khuấy thật đều cho đến khi hạt muối được đánh tan hoàn toàn. Tiếp đó, bạn hãy súc miệng thật đều khoảng 4 – 5 lần một ngày để giảm sưng viêm, sâu răng nhức răng, đồng thời chữa lành các mô mềm.
Bị sâu răng đau nhức phải làm sao? Bạn nên dùng nước muối súc miệng hàng ngày để giảm thiểu cơn đau nhứcSử dụng rượu để giảm đau sâu răng
Bạn có thể giảm đau sâu răng với rượu. Vì rượu là cồn và có tính sát khuẩn cao nên khi đau nhức, bạn hoàn toàn có thể ngậm rượu để giảm cảm giác đau nhức và ngăn ngừa viêm nhiễm, loại bỏ mùi hôi trong miệng. Ngoài rượu trắng, bạn vẫn có thể dùng rượu hạt cau hoặc rượu hạt gấc để giảm đau.
Chườm lạnh
Nếu bạn còn băn khoăn không biết sâu răng nhức răng phải làm sao thì hãy thử phương pháp chườm lạnh. Được biết, chườm đá là một trong những cách làm hết đau nhức răng nhanh nhất, an toàn mà dễ thực hiện tại nhà. Đá lạnh sẽ giúp giảm đau nhanh chóng, kể cả là đau nhức răng khôn.
Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt viên đá trong lòng bàn tay cùng bên với khu vực răng bị đau. Sau đó chà xát các viên đá lạnh ở khoảng trống giữa ngón trỏ và ngón cái cho tới khi bạn cảm thấy hơi tê ở khu vực này.
Lưu ý: Bạn không nên dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên vùng má vì có thể gây đau.
 
Top