Các bước chăm sóc tóc tại nhà nhanh chóng và hiệu quả

#1
Sau khi thay đổi các kiểu tóc khác nhau, bạn nhận ra tóc ngày một khô hơn và chẻ ngọn hơn. Bạn hãy áp dụng ngay cho mình các bước chăm sóc tóc tại nhà để tóc luôn được giữ ẩm bạn nhé!
Nguyên nhân tóc mọc chậm và hư tổn
Hầu như ai cũng muốn có một mái tóc dài, khỏe mạnh và óng ả. Tuy nhiên, tóc lại mọc chậm, mọc lởm chởm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngoại hình. Không chỉ mọc tóc chậm, lượng tóc rụng mỗi ngày càng nhiều lên.
Dưới đây là các nguyên nhân làm cho mái tóc của bạn mọc chậm, lâu dài thậm chí rụng tóc ngày càng nhiều:
  • Do di truyền: Chiều dài, màu sắc, khối lượng và độ chắc khỏe của tóc đều được chi phối bởi gen khi sinh ra của bạn. Do đó, yếu tố di truyền có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của tóc. Đối với chất tóc của bạn là mỏng thì bạn cần có chế độ và chọn lựa kiểu tóc phù hợp.
XEM THÊM: Tóc mỏng có nên ép phồng?
Tóc dày có nên uốn sóng nước
  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của tóc, gây ra rụng tóc và khiến tóc mọc chậm.
  • Tuổi tác: Yếu tố này không chỉ gây tóc bạc mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của tóc, làm tóc dễ gãy rụng.
  • Sinh con và cho con bú: Sau sinh con cơ thể thường bị mất cân bằng nội tiết dẫn tới tình trạng tóc mọc chậm, rụng tóc sau khi sinh.
  • Chăm sóc không đúng cách: Thói quen chăm sóc tóc không đúng cách khiến tóc bị hư tổn, tóc bị xù, mọc chậm và rụng tóc nhiều hơn.
XEM THÊM: Cách để tóc uốn không bị xù
  • Chế độ dinh dưỡng: Không cung cấp đủ chất dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể khiến tóc không tiếp nhận đủ những dưỡng chất cần thiết để nuôi nang tóc gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của tóc thậm chí gãy rụng nhiều.
  • Các bệnh lý như bệnh tự miễn hay bệnh về tuyến giáp gây ảnh hưởng tiêu cực tới tóc
Các bước chăm sóc tóc tại nhà đơn giản
Bước 1: Gội đầu đúng cách

Nhiều người vẫn nghĩ rằng gội đầu thế nào cũng được. Tuy nhiên, tần suất gội đầu, nhiệt độ của nước, chọn loại dầu gội đầu phù hợp…có ảnh hưởng tới độ dài và sức khỏe của mái tóc. Hãy thực hiện theo bí quyết sau đây nhé:
  • Nước gội đầu: Không nên gội nước quá nóng vì nước nóng có thể làm khô da đầu và gây tổn thương tới mái tóc của bạn. Khi tóc mất nước dẫn tới khô xơ và chẻ ngọn. Hãy gội đầu bằng nước lạnh, mát hoặc hơi ấm thôi nhé. Khi dùng nước lạnh gội đầu sẽ giúp khóa lại lớp biểu bì trên thân tóc và duy trì độ ẩm cho mái tóc.
  • Lượng dầu gội: Chúng ta thường có thói quen lấy 2 – 3 lần dầu gội cho mỗi lần. Tuy nhiên, dùng quá nhiều dầu gội quá có thể làm tẩy sạch lớp dầu tự nhiên của da đầu khiến tóc bị khô. Chỉ nên lấy 1 lượng vừa đủ, đánh bọt nó với nhiều nước và gội đầu bằng lượng bọt đó là đủ.
  • Massage tóc nhẹ nhàng: Khi gội đầu không nên dùng tay cào mạnh lớp da dầu hoặc vò rối tóc khi gội. Thói quen này làm da đầu dễ tổn thương, trầy xước, gây rụng tóc nhiều hơn. Bạn nên chải tóc trước khi gội, trong khi gội hãy dùng các đầu ngón tay massage da đầu nhẹ nhàng theo chuyển động xoắn ốc đề da đầu sạch và tăng cường lưu thông máu.
  • Sử dụng dầu xả: Nhiều bạn lầm tưởng rằng phải thoa dầu xả từ gốc tới ngọn tóc tốt cho tóc hơn. Nhưng thực tế là nếu thực hiện như thế bị dư thừa dầu xả, khi xả lại với nước khó sạch hết dầu xả và làm tăng lượng tóc rụng. Bạn chỉ nên dùng lượng dầu xả thoa từ nửa thân tóc tới ngọn và xả sạch lại với nước. Đối với người da đầu có gàu, nên dùng dầu xả trước khi gội khiến tóc mượt mà mà không nhanh bết dầu.
  • Không nên gội đầu thường xuyên: Gội đầu mỗi ngày có thể khiến tóc bạn dễ bị khô và hư tổn. Nên gội đầu tối đa 3 lần mỗi tuần để giữ lại lớp dầu tự nhiên nuôi dưỡng và bảo vệ tóc không bị mất đi.
Bước 2: Làm khô tóc
Sau khi gội đầu xong bạn cần chú ý tới bước tiếp theo vì khi tóc ướt là thời điểm tóc yếu và dễ bị hư tổn nhất.
Chọn khăn mềm lau tóc: Bạn nên chọn khăn mềm để thấm bớt nước trên tóc, khi lau tóc cũng hạn chế lực tay tác động vào tóc. Nếu không, tóc ướt sẽ yếu và dễ gãy rụng.
Sấy tóc lúc hơi ẩm: Để tóc khô tự nhiên là cách chăm sóc tốt nhất. Tuy nhiên, nếu trường hợp phải sấy tóc ngay bạn không nên sấy lúc tóc còn ướt đẫm vì khi đó các biểu bì ở thân tóc mở rộng, gió và nhiệt độ cao từ máy sấy làm hơi nước thoát đi hết làm cho tóc khô xơ và gãy rụng. Hãy lau khô tóc rồi hãy sấy.
Bước 3: Chải tóc

Nếu như bạn không chải tóc đúng cách, những búi tóc sẽ dễ bị gãy rụng nhiều và làm hư nếp tóc. Một số lưu ý khi chải tóc giúp bạn hạn chế tóc gãy rụng đó là:
Chọn lược chải tóc: Hãy chọn những chiếc lược đầu tròn phẳng, có răng lược mềm dẻo, linh hoạt để tháo rời từng búi tóc rối một cách thật nhẹ nhàng.
Chải từng đoạn: Nếu bạn chải thẳng một đường từ gốc tới ngọn dễ làm cho tóc lung lay và yếu gốc tóc đồng thời làm tăng lượng tóc rụng. Do đó, bạn nên chải từng phần, bắt đầu từ ngọn rồi nhích dần lên chân tóc theo từng lọn nhỏ.
Bước 4: Đắp mặt nạ cho tóc
Để chăm sóc tóc nhanh dài, mượt mà bạn cần bổ sung thêm những dưỡng chất và tăng độ ẩm cho tóc hãy sử dụng đắp mặt nạ. Nếu bạn thường xuyên làm việc này sẽ làm cho tóc mềm mại, khỏe mạnh và nhanh dài hơn. Bạn có thể tự tay làm ra các loại mặt nạ ủ tóc từ nguyên liệu thiên nhiên.
Bước 5: Cung cấp dưỡng chất cho tóc

Để bổ sung độ ẩm cho tóc, hạn chế khô xơ và gãy rụng. Điều đơn giản nhất là bạn bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày. Vì khi cơ thể thiếu nước, tóc không nhận đủ lượng nước cần thiết sẽ gây khô xơ, gãy rụng, bong tróc ở da đầu.
Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như protein, axit béo omega-3. Bởi vì thịt bò, gà, lợn, trứng,… là các thực phẩm giàu vitamin giúp tóc sáng bóng hơn. Bơ, các loại hạt, cá hồi,… sẽ cung cấp omega-3 cho bạn một mái tóc đen dài, bóng mượt, chắc khỏe.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống khoa học, kiên trì chăm sóc tóc bằng các tinh chất thiên nhiên mỗi ngày là các bước chăm sóc tóc tại nhà hoàn hảo nhất. Hy vọng bài viết mà chúng tôi chia sẻ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích.
 
Top