Các loại hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý

#1
Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, giao kết hợp đồng truyền thống đang được thay thế bởi một phương thức mới là giao kết hợp đồng điện tử. Giao kết hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, dễ dàng tiếp xúc được khách hàng trong nước và nước ngoài. Để giao kết hợp đồng điện tử được diễn ra thuận lợi và dễ dàng cho người sử dụng, chúng ta cùng tìm hiểu về Hợp đồng điện tử, các loại hợp đồng điện và lợi ích của việc sử dụng hợp đồng điện tử.

>> Tham khảo: Top 5 phần mềm Hợp đồng điện tử được yêu thích nhất


1. Hợp đồng điện tử là gì?
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật giao dich điện tử. Theo đó, “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử” và "Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự” (Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2005).

2. Các loại hợp đồng điện tử thông dụng:
a) Hợp đồng lao động điện tử
Hợp đồng lao động điện tử là những giao kết giữa người sử dụng lao động và người lao động về công việc có trả công, tiền lương, có điều kiện lao động, sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên, các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động đó dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử và có giá trị ngang với hợp đồng lao động bằng văn bản.
Theo đó, mọi tranh chấp phát sinh giữa người sử dụng lao động và người lao động đều được giải quyết theo quy định của các luật liên quan, không phân biệt hình thức hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
- Đặc điểm:
+ Chủ thể của hợp đồng: Người lao động và người sử dụng lao động
+ Mục đích của hợp đồng lao động là hoàn thành quá trình lao động, không phải là sự thực hiện kết quả lao động.
+ Hình thức: thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng không cần gặp trực tiếp.
- Phân loại:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: hai bên không xác định thời hạn hay thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn là loại hợp đồng mà trong đó hai bên có xác định thời hạn hoặc thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng có thời hạn không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng dân sự điện tử
Hợp đồng dân sự điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được lập dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một số lĩnh vực không được áp dụng hình thức hợp đồng điện tử: không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác điện tử, văn bản về thừa kế điện tử hay giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hồi phiếu và các giấy tờ điện tử khác.
Vì vậy, phải đặt xác định được chính xác mối quan hệ và các giao dịch dân sự cụ thể mới xác định được chính xác tính chất và giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử.
- Đặc điểm
+ Chủ thể của hợp đồng: cá nhân hoặc pháp nhân
+ Mục đích của hợp đồng: lợi ích hợp pháp các bên
+ Nội dung của hợp đồng: quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể đã thỏa thuận
+ Hình thức: thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên không cần gặp trực tiếp mà thông qua các phương tiện điện tử.

>> Đừng bỏ lỡ: Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?


- Phân loại:
+ Hợp đồng song vụ: hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
+ Hợp đồng đơn vụ: hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ thực hiện;
+ Hợp đồng chính: hợp đồng mà có hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ;
+ Hợp đồng phụ: hợp đồng mà có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;
+ Hợp đồng liên quan đến lợi ích của người thứ ba: hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện một số nghĩa vụ mà người được hưởng lợi ích là người thứ ba;
+ Hợp đồng có điều kiện: việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một sự kiện nhất định.

c) Hợp đồng thương mại điện tử
Hợp đồng thương mại điện tử là loại hợp đồng điện tử được giao kết giữa các bên mà trong đó có ít nhất một bên là thương nhân, các chủ thể còn lại là chủ thể có tư cách pháp lý nhằm xác lập hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.
- Đặc điểm:
+ Chủ thể của hợp đồng: Một bên chủ thể là thương nhân; chủ thể còn lại là chủ thể có tư cách pháp lý
+ Mục đích của hợp đồng là lợi nhuận;
+ Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa;
+ Nội dung hợp đồng thương mại điện tử thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ hợp đồng, đó là các điều khoản do các bên thỏa thuận.
+ Hình thức: hợp đồng được thể hiện hoàn toàn dưới dạng thông điệp dữ liệu; trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên không cần gặp trực tiếp mà thông qua các phương tiện điện tử.

Trên đây là các loại hợp đồng điện tử thông dụng. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạnc ó thêm những kiên stưhúc quan trọng về Hợp đồng điện tử

>> Quan tâm: Cách tạo và ký hợp đồng điện tử
 
Top