CHĂM SÓC CHO CON NHƯ THẾ NÀO? NHỮNG KINH NGHIỆM CHĂM SÓC CHÓ CON CHO NGƯỜI MỚI NUÔI

#1
Chăm sóc chó con như nào?
Chăm sóc sức khỏe, tiêm phòng bệnh
Đây là bước đặc biệt quan trọng trong cách chăm sóc chó con mới đẻ. Có 2 cách phòng bệnh mà bạn cần quan tâm là tiêm vaccine và tẩy giun
Tiêm Vaccine
Trong giai đoạn mới sinh chăm sóc chó con rất quan trọng, chó con có lượng kháng thể rất thấp nên dễ mắc các bệnh nguy hiểm, cho nên tiêm phòng là bước thiết yếu. Có 3 loại, phòng 3 bệnh, 5 bệnh và 7 bệnh. Nên chọn loại 5 hoặc 7 bệnh vì hiệu quả phòng bệnh cao hơn rất nhiều. Loại 5 bệnh sẽ phòng các bệnh: Care, Pravo, viêm gan truyền nhiễm, phó cúm, ho cũi chó, trong đó 2 bệnh nguy hiểm và dễ gặp nhất là Care và Pravo. Ngoài ra, loại 7 bệnh có thêm Leptospria và Coronavirus.
Chăm sóc chó con khoảng 3 tuần tuổi nên bắt đầu tiêm mũi đầu tiên, 6 tuần tiêm mũi thứ 2. Thông thường, đến mũi thứ 2 là có thể ngưng nhưng nếu muốn chắc chắn hơn thì có thể tiêm tiếp mũi thứ 3 vào 9 tháng tuổi. Khoảng 12 tuần tuổi có thể tiêm phòng dại và mỗi năm một lần. Bạn có thể mang cún tới các cơ sở thú y để tiêm, giá của mỗi mũi dao động từ 120 – 200 nghìn đồng.
Tiêm vaccine cho chó con
Tẩy giun sán:
Cách chăm sóc chó con đầu tiên là tẩy giun cho chó con cần phải thực hiện từ sớm và thường xuyên theo chu kỳ với từng độ tuổi nhất định. Với chó dưới 6 tháng tuổi, nên tẩy giun cho chó mỗi tháng 1 lần, riêng 4 lần đầu tiên tẩy 2 tuần 1 lần, bắt đầu từ 2 tuần tuổi (2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần). Chó trên 6 tháng tuổi cứ 3 – 4 tháng 1 lần cho đến khi được 1 tuổi thì chỉ cần lặp lại mỗi năm 1 lần.
Chế độ dinh dưỡng trong cách chăm sóc chó con
Đối với chó con sau khi sinh được 5-10 ngày: Cho cún con ăn thêm sữa hâm nóng, dùng vú cao su để cho bú, dần dần thay thế bằng dĩa hoặc khay đựng, để tập tự liếm thức ăn. Hàng ngày cho uống lượng sữa từ 100 – 200 ml, kéo dài cho đến 120 ngày.
Đối với chó con được 15 ngày: Cho ăn thêm cháo sữa có thịt bằm. Mỗi ngày cho ăn từ 1 – 2 bữa. Khi chúng đạt 21 ngày tuổi, có thể cho ăn thêm cháo gạo được ninh nhừ, trộn với thịt nạc băm, một ngày 2 bữa. Lượng thịt tăng giảm sao cho phù hợp.
Đối với chó con được 30 ngày trở lên: Bữa ăn bạn nên cho thêm khoai tây và rau xanh, tăng dần về sau. Ngoài ra, cũng cần chú ý tăng lượng vitamin, nhất là vitamin A và D, cùng với các khoáng chất đa lượng và vi lượng, giúp thúc đẩy nhanh quá trình hình thành khung xương và phát triển sự trao đổi chất.
Chăm sóc cách ăn uống cho chó con
Những kinh nghiệm chăm sóc chó con cho người mới nuôi.
Chuẩn bị ngôi nhà của bạn trước khi nuôi và chăm sóc chó con
Chó con thích sục sạo khám phá mọi thứ. Để an toàn cho chú cún cũng như ngôi nhà của mình, bạn cần thực hiện một số biện pháp đề phòng.
  • Loại bỏ mọi vật dễ vỡ ra khỏi khu vực mà bạn định nuôi chó con.
  • Để mọi dây điện trên cao hoặc che đậy lại, đóng tất cả các cửa sổ thấp.
  • Cất kỹ các sản phẩm tẩy rửa/ hóa chất độc hại.
  • Mua thùng rác thật cao sao cho chú cún của bạn không với tới và phải nặng để không bị lật đổ.
  • Cân nhắc mua cổng gấp hoặc hàng rào quây để giữ chó con trong một khu vực nhất định trong nhà.
Vật dụng đồ chơi cho chó con
Quan sát để chăm sóc chó con ăn
Khi bạn nuôi chó con cách tốt nhất để đánh giá sức khỏe của chú đó chính là quan sát cách ăn. Chú cún của bạn đang ăn bình thường tự nhiên không muốn ăn nữa thì bạn cần lưu ý. Có thể là do chú không hợp khẩu vị cũng có thể là do vấn đề về sức khỏe. Đây là giai đoạn mà bạn cần lưu ý mọi hành vi thay đổi của cún con. Có thể kết hợp đưa chúng đến bác sĩ thú y để tìm ra nguyên nhân về sự thay đổi.
Hạn chế cho chó ăn thức ăn của người
Việc chúng ta vừa ăn vừa cho chó ăn sẽ dẫn đến tình trạng chó thường xuyên xin ăn. Và đây là một trong những tật mà khó có thể sửa chữa được trong một khoảng thời gian ngắn.
Chế độ dinh dưỡng trong cách chăm sóc chó con
Chăm sóc chó con về chuyện Vệ Sinh
Tập cho chó đi vệ sinh đúng chỗ. Bắt đầu công việc này ngay từ ngày đầu bạn đem chó con về nhà. Càng nấn ná lâu, bạn càng phải dọn nhiều cho nó, và chú cún của bạn càng khó dạy hơn. Cân nhắc dùng tấm lót huấn luyện chó đi vệ sinh trong vài ngày đầu. Bạn cũng nên nghĩ đến phương tiện này nếu nhà bạn không có sân sau.
Không cho chó con đi lung tung trong nhà.
Chú ý các dấu hiệu cho thấy chó con muốn đi vệ sinh và dắt chó ra ngoài ngay. Luôn đưa chó ra cùng một chỗ.
Khen ngợi (và thưởng) cho chú cún ngay khi nó biết ra ngoài đi vệ sinh!
Quan sát thói quen và hướng dẫn chó con
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm chăm sóc chó con thì lúc đầu bắt chúng vào kỷ luật hơi khó. Thông thường sẽ là vào buổi sáng khi thức dậy và sau các bữa ăn khoảng 10 – 15 phút. Điều này cũng phụ thuộc vào đồng hồ sinh học của từng con.
Bạn có thể quan sát biểu hiện của chúng. Thường khi cần kíp, chúng sẽ xoay tròn tìm chỗ, có ý muốn ngồi xổm hoặc duỗi 2 chân sau. Lúc đấy, bạn cần dẫn chúng đến nơi vệ sinh đã được quy định trước đó.
Chỗ vệ sinh của chó có thể là một hộp gỗ hoặc hộp giấy có thành thấp. Chúng có thể tự leo vào leo ra dễ dàng. Đáy hộp rải 1 lớp cát. Đặt hộp ở chỗ nhất định, thường gần chỗ chó nô đùa. Chỉ sau vài lần là chúng sẽ quen.
Khi đã quen, bạn có thể điều chỉnh vị trí khay vệ sinh tới các vị trí khác nhau. Quan trọng hơn là chúng sẽ không còn đi vệ sinh bậy ra nhà nữa.
Trên đây là tất cả kinh nghiệm của LYGO Petshop chia sẻ cho bạn biết thêm được nhiều thông tin bổ ích về chăm sóc chó con của mình một cách tốt nhất nhé. Muốn biết thêm về thông tin bạn hãy liên hệ cho shop để được tư vấn miễn phí nha.
 
Top