Chiến lược của distribution trong Marketing

#1
Trong thế giới ngày nay, nơi mà sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, chiến lược phân phối (Distribution) đóng vai trò lớn trong việc xây dựng và duy trì một chiến lược marketing hiệu quả. Điều này không chỉ là việc đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng, mà còn liên quan chặt chẽ đến các doanh nghiệp xây dựng mạng lưới phân phối, quản lý chuỗi cung ứng và tối ưu hóa các kênh tiếp thị. Hãy cùng nhau khám phá chiến lược phân phối trong marketing và tại sao nó là một yếu tố chủ chốt để đạt được sự thành công.



Distribution là gì?
Distribution có nghĩa là phân bổ, phân phối, thuật ngữ thường được sử dụng trong có cách gọi khác của Place (Địa điểm), đây là một trong bốn yếu tố của mô hình 4P của Marketing Mix. Distribution là quá trình doanh nghiệp đưa sản phẩm hoặc dịch vụ tới tay khách hàng thông qua các khâu trung gian.

Trong Marketing, Distribution là hoạt động phân phối sản phẩm mà doanh nghiệp bán và cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ nhà sản xuất đến với khách hàng. Khi các doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình được sử dụng rộng rãi, nhiều người biết đến và vươn ra ngày càng tiến xa trong phạm vi địa lý, điều quan trọng các kênh phân phối phải đảm bảo cải thiện với khách hàng cũng như tất cả các thành viên của nhóm phân phối mặt hàng đều cảm thấy hài lòng.

Các kênh phân phối Distribution được phân bổ đến những địa điểm mà khách hàng có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Tùy thuộc vào loại hình phân phối đến nhiều nơi mà có thể thu hút được nhiều đơn vị tham gia vào quá trình distribution, có thể là các chi nhánh cửa hàng truyền thống hay các địa chỉ web bán hàng trực tuyến.

>>>Xem thêm: Nhà phân phối là gì? Những lưu ý khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng

Tầm quan trọng của Distribution với doanh nghiệp
Các kênh phân phối là một trong những yếu tố không thể thiếu trong doanh nghiệp kinh doanh. Distribution chính là cầu nối, duy trì cải thiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và khách hàng. Các kênh phân phối là nơi trung chuyển sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất đến tay khách hàng một cách nhanh chóng, đúng thời điểm sử dụng và thị trường mục tiêu.

Distribution giúp doanh nghiệp điều tiết và kiểm soát số lượng và chủng loại hàng hóa, dịch vụ. Trong quá trình phân phối sản phẩm, chắc chắn không thể tránh khỏi tình trạng thiếu hụt, tắc nghẽn lưu thông hàng hóa, tình trạng giao hàng… nhằm mang đầy đủ sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng từ mẫu mã, giá cả đến thương hiệu,… Nếu việc thiếu hụt hàng hóa thường xuyên xảy ra sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy không còn niềm tin với nhà sản xuất.

Quá trình phân phối sản phẩm hàng hóa được quản lý chặt chẽ thì việc kinh doanh sản phẩm mới diễn ra thành công, tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát, tinh chỉnh số lượng sản phẩm khi tung ra thị trường. Bởi sự đa dạng trong các kênh phân phối sẽ giúp khách hàng và cả nhà cung cấp, đảm bảo nhu cầu của khách hàng sẽ luôn được đáp ứng.

Distribution giúp chia nhỏ lượng hàng hóa lớn trước khi được đưa vào thị trường tiêu thụ và trước khi đến tay người tiêu dùng. Điều này không chỉ mang tới lợi ích cho doanh nghiệp mà ngay cả người tiêu dùng cũng nhận được những lợi ích nhất định qua các kênh phân phối hàng hóa này. Tiêu biểu nhất là sẽ đáp ứng nhu cầu mỗi lần mua hàng, khách hàng sẽ mua được lượng hàng hóa vừa đủ để đáp ứng được nhu cầu chứ không phải mua thật nhiều vvề để dự trữ ở trong nhà.

Cùng với đó, distribution có khả năng tích lũy một lượng lớn hàng hóa giúp doanh nghiệp. Ở những nước kém phát triển thì distribution sẽ rất có lợi ích rất lớn trong đó những sản phẩm được tích lũy chủ yếu là ngành hàng nông sản. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát, điều chỉnh số lượng xuất ra đúng theo kế hoạch dự kiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đồng thời, thông qua distribution khác nhau doanh nghiệp nắm được lượng mua hàng, thị trường tiêu dùng của khách hàng từ các nhà cung cấp bán lẻ. Để việc phân phối sản phẩm đem lại sự thành công, quá trình phân phối cần phải được kiểm soát chặt chẽ, sao cho diễn ra theo đúng tiến độ để đảm bảo tạo được sự tin tưởng, hài lòng khách hàng.

Chiến lược của các kênh phân phối trong Marketing
Để dẫn đầu thị trường, các doanh nghiệp luôn muốn trở thành người tiên phong với nguồn lực tài chính cùng nguồn nhân sự mãnh. Sản phẩm và dịch vụ để có chỗ đứng trên thị trường phải luôn đảm bảo chất lượng hàng đầu. Doanh nghiệp sử dụng distribution sẽ có mục tiêu duy trì, nhằm gia tăng thị phần về nhu cầu để luôn giữ ở top những doanh nghiệp hàng đầu.

Các doanh nghiệp có thể thách thức thị trường là những doanh nghiệp có khả năng đảm bảo song song 2 việc là duy trì vị thế sẵn có và tăng tốc sao cho vươn lên vị trí số một hàng đầu trên thị trường. Vì vậy, mục tiêu của mỗi doanh nghiệp luôn cần có một chiến lược distribution riêng.

Còn đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường sẽ hoạt động với xu hướng ăn theo, nép góc của những doanh nghiệp lớn, bởi khi so về quy mô bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự lép vế hoàn toàn với các doanh nghiệp phía trên sau trên thị trường cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường có xu hướng lựa chọn kinh doanh an toàn không thể lựa chọn đối đầu mạo hiểm. Với quy mô doanh nghiệp phù hợp thì thường tìm cách phát triển và phân phối tại các thị trường nhỏ lẻ, để tránh sự cạnh tranh không đáng có.

Cách lựa chọn distribution tốt nhất
Để lựa chọn distribution tốt nhất thì GoSELL lưu ý doanh nghiệp cần phải lựa chọn một cách có khoa học và dựa trên các tiêu chí nhất định. Một thực tế đó là các distribution đáp ứng các yêu cầu của các nhà sản xuất. Việc lựa chọn một kênh thích hợp là vô cùng quan trọng để phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh, nắm được cách lựa chọn kênh phân phối tốt sẽ giúp doanh nghiệp bạn ngày càng phát triển và tiếp cận thêm nhiều khách hàng hơn.
  • Hệ thống phân phối đa dạng: Các công ty, doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống phân phối được tích hợp đa dạng, giàu trí tưởng tượng để tận dụng tăng thêm lợi thế cạnh tranh.
  • Lâu dài khó thay thế: Việc thay đổi kênh, đại lý và nhà bán lẻ hay đối tác nhượng quyền không phải là điều dễ dàng. Trên các kênh phân phối không phải kênh của mình thì các doanh nghiệp có thể thay đổi sản phẩm, quảng cáo và giá cả một cách dễ dàng.
  • Gia tăng thêm giá trị: Trong việc cung cấp hàng hóa sẵn có cho thị trường mục tiêu, các thành viên của kênh phân phối có thể mang lại hiệu quả cao hơn thông qua các thông tin như địa chỉ liên hệ, kỹ năng, kinh nghiệm và quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Khi cấp độ phân phối càng tăng thì giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ do đó cũng tăng theo.
  • Số lượng giao dịch kênh giảm: Các bên trung gian thành viên kênh giúp giảm số lượng giao dịch của kênh.
  • Chương trình khuyến mãi: Các ưu đãi thông qua quảng cáo và khuyến mại trên các phương tiện truyền thông giúp người tiêu dùng đến gần hơn với sản phẩm, hàng hóa.
  • Hỗ trợ ngân sách tài chính: Doanh nghiệp có thể cung cấp hỗ trợ tài chính cho khách khách hàng chẳng hạn như mua hàng theo tín dụng, các quyền chọn trao đổi khi mua hàng bằng các gói thanh toán khác nhau.
  • Tài trợ, phân phối và chấp nhận rủi ro: Các thông số trên ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn kênh phân phối giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian phân phối trên thị trường.
Trong thế giới phức tạp của marketing, chiến lược phân phối không chỉ là một khâu tách rời, mà là một phần quan trọng của sự thành công toàn diện. Bằng cách xác định kênh phân phối, quản lý chuỗi cung ứng, tận dụng mô hình bán hàng đa cấp và tích hợp với chiến lược tiếp thị tổng thể, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa cơ hội và đối mặt với thách thức trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Chiến lược phân phối không chỉ là cầu nối giữa sản phẩm và khách hàng mà còn là động lực quyết định trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và nâng cao giá trị thương hiệu.
 
Top