Galvus Met 50mg/1000mg là thuốc gì?

#1
Shop Maizo giới thiệu thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 Galvus Met 50mg/1000mg nhằm giúp người dùng hiểu rõ những thông tin liên quan về Galvus Met và an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm. Nội dung bài viết bao gồm: Galvus Met là thuốc gì, thành phần của Galvus Met 50mg/100mg bao gồm những gì, thuốc Galvus Met điều trị bệnh gì? Dùng thuốc có tác dụng phụ gì không? Giá thuốc Galvus Met bao nhiêu và mua ở đâu đảm bảo hàng uy tín. Hãy cùng shop maizo tham khảo thông tin bài viết

Galvus Met 50mg/1000mg là thuốc gì?
Galvus Met thuộc nhóm thuốc tiểu đường của hãng Novatis là thuốc hỗ trợ điều trị cho người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 kiểm soát ổn định đường huyết khi chế độ ăn uống và tập thể dục chưa thể ổn định đường huyết.

Thành phần và hàm lượng của thuốc Galvus Met
Hiện có 3 hàm lượng. Một viên Galvus Met chứa :

• 50 mg vildagliptin và 500 mg metformin hydrochlorid

• 50 mg vildagliptin và 850 mg metformin hydrochlorid

• 50 mg vildagliptin và 1000 mg metformin hydrochlorid Phần hoạt chất

Thành phần chính của Galvus Met là Vildagliptin và Metformin cùng một số tá dược khác vừa đủ cho 1 viên

Chỉ định điều trị của Galvus Met 50mg/1000mg
Galvus Met được chỉ định như một thuốc bổ trợ cho chế độ ăn và luyện tập để cải thiện sự kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 không kiểm soát được đường huyết đạt yêu cầu khi dùng metformin hydrochlorid hoặc vildagliptin đơn độc hoặc những bệnh nhân đang điều trị phối hợp bằng các viên vildagliptin và viên metformin hydrochlorid riêng rẽ.

Galvus Met được chỉ định phối hợp với sulphonylurea (SU) (tức là liệu pháp ba thuốc) như một thuốc hỗ trợ cho chế độ ăn và luyện tập ở bệnh nhân không được kiểm soát đầy đủ bằng metformin và sulphonylurea.

Galvus Met được chỉ định thêm vào với insulin như một thuốc bổ trợ cho chế độ ăn và luyện tập để cải thiện sự kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đã dùng những liều insulin và metformin ổn định dùng đơn độc không đem lại sự kiểm soát đường huyết đầy đủ.

Liều dùng và cách dùng
Liều khởi đầu Galvus Met được khuyến cáo là dựa vào chế độ hiện dùng vildagliptin và/hoặc metformin hydrochlorid của bệnh nhân. Thuốc nên dùng vào bữa ăn để làm giảm tai biến tiêu hoá do metformin hydrochlorid.

Liều khởi đầu cho bệnh nhân đang dùng vildagliptin đơn trị liệu mà không kiểm soát được đường huyết đạt yêu cầu

Dựa vào liều khởi đầu thường dùng của metformin hydrochlorid (500 mg, ngày 2 lần hoặc 850 mg ngày 1 lần), Thuốc có thể bắt đầu bằng viên có hàm lượng 50 mg/500 mg ngày 2 lần và điều chỉnh dần dần để đạt yêu cầu của đáp ứng điều trị.

Liều khởi đầu cho bệnh nhân đang dùng metformin hydrochlorid đơn trị liệu mà không kiểm soát được đường huyết đạt yêu cầu

Dựa vào liều metformin hydrochlorid đang dùng cho bệnh nhân, Thuốc có thể khởi đầu bằng viên có hàm lượng 50 mg/500 mg, 50 mg/850 mg hoặc 50 mg/1000 mg, ngày 2 lần.

Liều dùng cho bệnh nhân chuyển từ dùng phối hợp các viên vildagliptin và viên metformin hydrochlorid riêng rẽ

Thuốc có thể được khởi đầu bằng viên có hàm lượng 50 mg/500 mg, 50 mg/850 mg hoặc 50 mg/1000 mg dựa vào liều của vildagliptin hoặc metformin đang dùng.

Chống chỉ định:
– Thuốc chống chỉ định cho bệnh nhân bị quá mẫn cảm với vildagliptin hoặc metformin hydrochlorid hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc.

– Thuốc chống chỉ định cho bệnh nhân bị bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận, ví dụ hàm lượng creatinin trong huyết thanh ≥ 1,5 mg/dl (> 135 micromol/lít) ở nam và ≥ 1,4 mg/dl (> 110 micromol/lít) ở nữ, hoặc độ thanh thải creatinin bất thường. Các điều kiện trên cũng có thể là do trụy tim mạch (sốc), nhồi máu cơ tim cấp và nhiễm khuẩn huyết.

– Thuốc chống chỉ định cho bệnh nhân bị suy tim sung huyết cần điều trị bằng thuốc.

– Thuốc chống chỉ định cho bệnh nhân nhiễm acid chuyển hóa cấp tính hoặc mạn tính, kể cả nhiễm acid ceton do đái tháo đường có kèm hôn mê hoặc không. Nhiễm acid ceton do đái tháo đường cần được điều trị bằng insulin.

– Thuốc cần ngừng dùng tạm thời cho bệnh nhân được nghiên cứu dùng tia xạ, như tiêm vào trong mạch chất cản quang có iod, vì dùng các sản phẩm này có thể làm thay đổi cấp tính chức năng thận.

Tác dụng phụ:

Rất hiếm trường hợp phù mạch đã được báo cáo là do vildagliptin, thường là ở tỷ lệ tương tự với lô đối chứng. Tỷ lệ này lớn hơn khi dùng vildagliptin phối hợp với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE - Inhibitor: angiotensin converting enzyme inhibitor). Đa số các trường hợp đều nhẹ và mất đi trong quá trình điều trị vildagliptin.

Bệnh nhân rối loạn chức năng gan: Rất hiếm

Rối loạn hệ thần kinh

Thường gặp Người run, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu

Ngoài ra khi dùng thuốc nếu có những biểu hiện bất thường khác như chóng mặt rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân cần liên hệ ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời

Đóng gói: Hộp 60 viên nén

Xuất xứ: Hàng nhập khẩu

Giá thuốc Galvus Met 50mg/1000mg bao nhiêu
Giá thuốc Galvus Met được công ty nhập khẩu niêm yết giá bán tại các nhà thuốc. Trường hợp khách hàng cần tìm hiểu thông tin giá thuốc trước khi mua có thể liên hệ hotline 0363.986.897 chúng tôi sẽ tư vấn giá thuốc cũng như nơi bán giá ưu đãi và giá sỉ cho khách

Mua thuốc Galvus Met ở đâu uy tín
Thuốc ổn định đường huyết Galvus Met 50mg/1000mg hiện có bán tại các nhà thuốc lớn trên cả nước. Khách hàng cũng có thể đặt hàng để được giao hàng tận nơi với chi phí thấp qua shop Maizo
 
#2
Dưới đây là những sai lầm phổ biến của các bệnh nhân đái tháo đường, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát đường huyết và quá trính điều trị cho các bệnh nhân đó.

1. Đã bị mắc bệnh đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa


Chúng ta biết rằng bệnh Đái tháo đường tiểu đường là do nhiều gen di truyền, lối sống ít vận động và một số yếu tố khác. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường không phải trực tiếp do ăn đường. Khi bị mắc tiểu đường, điều trở ngại lớn nhất là suy nghĩ: Đã bị mắc Đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa. Điều đó hoàn toàn sai. Nếu bạn thích ăn bánh ga-tô, hãy thưởng thức chúng, chỉ có điều ăn ít hơn và ăn bánh ga-tô ít thường xuyên hơn mà thôi.
Mọi người mắc Đái tháo đường cũng như người thân thường nghĩ rằng “có một chế độ ăn chuyên biệt dành cho người tiểu đường” và nhất thiết tuân theo chế độ ăn đó. Sự thực thì mọi bệnh nhân tiểu đường chỉ cần tuân theo chế độ ăn khuyến cáo cho tất cả mọi người bình thường khác. Đó là chế độ ăn: nhiều hơn các loại hạt (đậu đỗ, lạc..); nhiều rau; sữa tách bơ; ít đồ béo động vật 4 chân; nên ăn dầu thực vật và cá; ăn đồ ngọt với số lượng vừa phải.
Khi tuân thủ chế độ ăn khuyến cáo thì không có nghĩa là đường máu sẽ không tăng. Nếu đã ăn uống theo chỉ dẫn của bác sỹ rồi mà đường máu vẫn tăng, bệnh nhân lại cảm thấy mình có lỗi?!. Chế độ ăn đúng đắn chỉ giúp đường máu ổn định hơn mà thôi. Còn để có mức đường máu tốt cần đến nhiều giải pháp khác nữa như tập thể dục, thuốc đúng liều lượng, đúng chủng loại
2. Dùng thuốc tiểu đường là có hại
Trên thực tế, dùng thuốc Tây đều đặn có tác dụng cứu được nhiều người hơn so với không dùng thuốc đều đặn. Người phương Tây không dùng đến Đông y nhiều nhưng bệnh nhân của họ vẫn sống thọ hơn và khỏe mạnh hơn. Thuốc Đông dược không in tác dụng phụ trên đơn nên tạo cảm giác an toàn hơn và còn được quảng cáo quá đà.
3. Tiêm insulin làm bệnh nặng lên hay hết thuốc chữa
Sai. Nếu thực sự tụy không còn sản xuất và tiết ra đủ lượng insulin cần thiết để khống chế đường máu (mặc dù đã được kích thích tối đa bởi các loại thuốc uống hạ đường huyết), thì việc tiêm insulin sẽ giúp khôi phục lại cân bằng lượng đường trong máu. Chúng ta đều biết rằng insulin là chất duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường máu. Khôi phục lại lượng insulin là mấu chốt quan trọng. Nếu làm giảm đường máu trung bình 2mmol/l (hay HbA1c giảm được 1%) sẽ làm giảm biến chứng do bệnh tiểu đường 30%. Thay vì chấp nhận tiêm insulin, nhiều người thường cố ăn kiêng và dùng thuốc uống hạ đường huyết với liều cao và mong đường máu sẽ hạ xuống. Nặng hay nhẹ trong bệnh tiểu đường là do biến chứng của bệnh, không phải do tiêm hay không tiêm insulin.
4. Chỉ điều trị bằng thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác
Những bệnh nhân này chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác như thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu… vì cho rằng các thuốc này ít quan trọng.
Theo các nghiên cứu, khoảng 80% bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu… và có tới 70% các bệnh nhân tiểu đường sẽ bị tử vong do các biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não). Vì vậy, nếu chỉ kiểm soát tốt đường huyết đơn thuần sẽ không làm giảm được nhiều tỷ lệ biến chứng và tử vong.
 
#3
Thông tin cơ bản thuốc Galvus Met
Tên thành phần hoạt chất: vildagliptin và metformin hydrochloride.
Hàm lượng: có 3 loại hàm lượng 50 mg vildagliptin và 500 mg metformin hydrochloride; 50 mg vildagliptin và 850 mg metformin hydrochloride; 50 mg vildagliptin và 1000 mg metformin hydrochloride.
Hãng sản xuất: Novartis Pharmaceuticals Australia Pty Ltd.
 
#4
Bạn có biết Metformin là thuốc dùng điều trị bệnh gì? Dùng Metformin có những tác dụng phụ gì không?

Trong trường hợp không có chống chỉ định, metformin là thuốc đầu tay được lựa chọn để điều trị tăng đường huyết ở bệnh đái tháo đường loại 2.

Metformin (một dẫn xuất của biguanide) là một trong các loại thuốc trị tiểu đường, giúp kiểm soát mức đường huyết ổn định từ đó sẽ làm giảm hoặc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ loại thuốc biệt dược nào khác, metformin cũng có những tác dụng phụ nhất định. Cùng maizo shop tìm hiểu thêm qua các thông tin bên dưới của bài viết này

Tác dụng của metformin
Metformin được chấp thuận như một phương pháp điều trị đái tháo đường ở châu Âu vào những năm 1950. Cho đến năm 1995, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ - FDA chấp thuận sử dụng thuốc ở Mỹ. Kể từ đó, metformin đã trở thành loại thuốc được kê đơn phổ biến cho những người mắc bệnh đái tháo đường.

Metformin chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường loại 2, đặc biệt ở bệnh nhân béo phì. Metformin đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng của bệnh đái tháo đường xuống 30%.

Chức năng chính của thuốc Metformin là ngăn gan giải phóng quá nhiều glucose (đường) vào máu. Nó cũng giúp tăng phản ứng của cơ thể với insulin, hormone được tạo ra bởi tuyến tụy giúp cơ thể sử dụng glucose để tạo năng lượng. Metformin làm tăng độ nhạy insulin, cho phép glucose di chuyển từ máu đến tế bào. Thuốc thường không gây hạ đường huyết và vì nguyên nhân này mà metformin được coi là loại thuốc chống đái tháo đường hiệu quả.

Metformin có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc điều trị đái tháo đường khác. Hiện nay có một số loại thuốc trị tiểu đường kết hợp vildagliptin và metformin chẳn hạn như Galvus met giúp tăng hiệu quả trong điều trị. Ngoài ra bệnh nhân cũng nên áp dụng chế độ ăn uống có kiểm soát và tập thể dục đều đặng giúp cải thiện sự ổn định của đường huyết. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc vận động thường xuyên sẽ góp phần đưa chỉ số đường huyết ổn định trở lại mà đôi khi không cần phải bổ sung thuốc trị tiểu đường

Một số tác dụng phụ của Metformin bạn cần biết
Người bệnh khi sử dụng Metformin thường có một trong các triệu chứng sau

• Rối loạn tiêu hóa

• Buồn nôn

• Tiêu chảy

• Chuột rút

• Đầy hơi

Các triệu chứng này thường nhẹ và xuất hiện khi sử dụng liều cao, khi mới bắt đầu dùng metformin hoặc khi tăng liều.

Các tác dụng phụ có thể được giảm bớt bằng cách bắt đầu điều trị với liều thấp và tăng dần liều. Nên dùng metformin cùng hoặc sau bữa ăn để giảm nguy cơ của các tác dụng phụ.

Metformin cũng có thể liên quan đến một tình trạng hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng được gọi là nhiễm axit lactic, trong đó cơ thể tích tụ quá nhiều axit lactic. Điều này có thể được gây ra bởi các yếu tố như suy tim, gan hoặc thận.

Do metformin phần lớn được loại bỏ khỏi cơ thể qua thận, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 bị suy giảm chức năng thận sẽ yêu cầu liều lượng thấp hơn để duy trì mức độ an toàn và ngăn ngừa các tác dụng phụ.

Hiện nay trong ngành dược đã sản xuất ra nhiều loại thuốc trị tiểu đường. Tuy nhiên tùy theo tình trạng và giai đoạn bệnh của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê những loại thuốc điều trị phù hợp. Do vậy việc dùng thuốc trị tiểu đường phải được sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý điều chỉnh liều hoặc thay đổi loại thuốc khi chưa được bác sĩ tư vấn
 
Top