Hình thức và các nội dung cơ bản của hợp đồng

#1
Hình thức hợp đồng
Hình thức của hợp đồng được hiểu là cách thức thể hiện hợp đồng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận về hình thức của hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Khi các bên thỏa thuận giao kết bằng một trong ba hình thức trên thì hợp đồng được xem xét là đã giao kết và phải tuân theo quy định về nội dung của hình thức đó. Trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật có quy định về việc hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực thì khi đó hình thức của hợp đồng bắt buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Đối với loại hợp đồng dân sự, pháp luật quy định phải được thể hiện bằng một hình thức nhất định (như phải được làm thành văn bản) thì các bên giao kết hợp đồng phải thể hiện hợp đồng theo hình thức đó. Các bên giao kết hợp đồng dân sự ở nước ngoài thì hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng.
Nếu hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam. Riêng hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
high-view-desk-concept-with-laptop_23-2148300257.jpg
Nội dung bắt buộc cần có trong hợp đồng
Hiện nay, hầu hết các thỏa thuận, giao kết giữa các chủ thể đều được xác nhận qua hình thức ghi nhận trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận các nội dung của hợp đồng, tuy nhiên cần đảm bảo các nội dung bắt buộc cần có sau trong hợp đồng:
1/ Đối tượng của hợp đồng khi giao kết hợp đồng
Mỗi hợp đồng khi được giao kết đều có đối tượng cụ thể được ghi nhận trong hợp đồng.Ví dụ như khi giao kết hợp đồng mua bán xe máy thì đối tượng của hợp đồng là xe máy.
2/ Số lượng, chất lượng
Tùy thuộc vào đối tượng của hợp đồng đó là gì để các bên thực hiện ghi đúng số lượng, chất lượng hàng hóa, sản phẩm của hợp đồng khi giao kết để đảm bảo thực hiện theo đúng số lượng và yêu cầu về chất lượng.
3/ Giá và phương thức thanh toán
Giá được hiểu là giá trị của đối tượng của hợp đồng mà các bên thực hiện giao kết. Ví dụ như khi hai bên thực hiện giao kết hợp đồng mua bán xe máy, hai bên tiến hành thỏa thuận giá bán của chiếc xe là 30 triệu đồng thì đây được coi là giá trong hợp đồng mua bán.
Khi xác định được giá trị của hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận kèm theo phương thức thanh toán hợp đồng. Hiện nay, phương thức thanh toán phổ biến mà các bên áp dụng có thể là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, nhờ bên thứ ba thu hộ,…
4/ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
Trên đây là chia sẻ về các loại hợp đồng dân sự thường gặp trong đời sống hiện nay. Cùng với đó, đây là các nội dung cơ bản mà bất kì hợp đồng nào trong lĩnh vực cũng cần phải có để đảm bảo tính pháp lí trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích của các bên chủ thể.
Trường hợp các bên không có sự thỏa thuận về thời hạn, địa điểm và phương thức thực hiện hợp đồng thì được xác định theo quy định riêng đối với từng loại hợp đồng mà các bên thực hiện giao kết hoặc áp dụng theo quy định chung tại Bộ luật dân sự.
5/ Các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
Căn cứ vào đối tượng, nội dung và giá trị của hợp đồng và dựa trên các quyền lợi chính đáng của mỗi bên để quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong hợp đồng. Các bên có thể xem xét ghi nhận các quyền, nghĩa vụ được ghi nhận tại các điều khoản trước và bổ sung thêm các điều khoản ràng buộc khác của các bên nếu thấy cần thiết ghi nhận trong hợp đồng.
Thông thường hiện nay, tùy vào từng loại hợp đồng khác nhau thì pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể tham gia vào hợp đồng đó.
6/ Trách nhiệm trong trường hợp các bên nếu vi phạm hợp đồng
Các bên có thể thỏa thuận trách nhiệm trong trường hợp vi phạm hợp đồng về vấn đề phạt vi phạm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra hoặc các trách nhiệm khác do các bên thỏa thuận.
Tuy nhiên, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì áp dụng theo quy định pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của từng loại hợp đồng và theo quy định của pháp luật dân sự nói chung.
7/ Phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra
Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận khi có tranh chấp xảy ra sẽ giải quyết theo phương thức tự hòa giải, thương lượng với nhau dựa trên nguyên tắc đảm bảo các quyền, lợi ích của mỗi bên.
Nếu các bên không thể tự giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

XEM THÊM >>> ✔️ [Hợp Đồng Điện Tử] Theo Quy Định Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành {Cập nhập Mới Nhất}
 
Top