Keppra 250mg có tác dụng gì

#1
Maizo shop xin giới thiệu một số thông tin cơ bản về Thuốc Keppra 250mg nhằm giúp độc giả hiểu về dòng thuốc chống động kinh này để an tâm và đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất. Tất cả các loại thuộc nhóm thuốc thần kinh đều phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng sử dụng
Có thể tham khảo thêm các loại thuốc thần kinh khác tại đây
Thuốc keppra 250mg là gì? Keppra 250mg dùng trong trường hợp nào? Liều lượng và cách dùng của keppra thế nào? Thuốc có dùng được cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú được không? Người suy gan suy thận thì phải dùng như thế nào? Giá thuốc keppra bao nhiêu và tìm mua ở đâu có hàng. Chúng ta cùng tham khảo bên dưới
Thuốc keppra 250mg là gì?
Keppra 250mg
là tên thương hiệu của một loại thuốc chống động kinh với hoạt chất chính là levetiracetam với hàm lượng 250mg đóng trong một viên nén. Thuốc là sản phẩm của hãng UCB đã được bộ y tế cấp phép nhập khẩu và sử dụng điều trị bệnh động kinh
Công dụng của Keppra 250
Thuốc chống động kinh keppra được chỉ định điều trị như sau:
Sử dụng trong điều trị đơn liều các cơn động kinh khởi phát bán phần có hoặc không kèm theo cơn động kinh toàn thể thứ phát ở người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên mới được chẩn đoán.
Ngoài ra thuốc còn được điều trị kết hợp trong vài trường hợp:
• Các cơn động kinh khởi phát cục bộ ở người lớn và trẻ em từ 4 tuổi trở lên bị bệnh động kinh;
• Các cơn giật cơ ở người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi bị bệnh giật cơ thiếu niên;
• Cơn co cứng co giật toàn thể tiên phát ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên bị động kinh toàn thể vô căn.
Trong trường hợp nào không nên dùng thuốc keppra 250
Bệnh nhân dị ứng với thành phần levetiracetam hoặc dẫn xuất khác của pyrrolidone (như piracetam) hoặc với bất kì thành phần nào khác có trong viên thuốc. Người suy gan suy thận cần thận trọng và nên được tư vấn từ bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng
Liều dùng của thuốc keprra như thế nào
Tùy theo chỉ định và đối tượng bệnh nhân, liều dùng sẽ khác nhau. Vì vậy, trong mọi trường hợp bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị. Có thể tham khảo liều chỉ định bên dưới
Người lớn
Đơn trị liệu:
Người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên: Liều bắt đầu được khuyến cáo là 250mg hai lần mỗi ngày và tăng lên đến liều điều trị khởi đầu 500mg hai lần mỗi ngày sau 2 tuần.
Liều này có thể tăng thêm 250mg hai lần mỗi ngày cho mỗi 2 tuần tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng. Liều tối đa là 1500mg hai lần mỗi ngày.
Điều trị kết hợp:
Người lớn (>18 tuổi) và thanh thiếu niên (12 đến 17 tuổi) cân nặng từ 50kg trở lên.
Liều điều trị khởi đầu là 500mg hai lần mỗi ngày. Liều này có thể bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên điều trị.
Tùy thuộc đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp thuốc, có thể tăng liều hàng ngày lên tới 1.500mg hai lần mỗi ngày. Có thể điều chỉnh liều tăng lên hoặc giảm xuống 500mg hai lần mỗi ngày cho mỗi 2 đến 4 tuần.
Trẻ em
Đơn trị liệu:
Chưa thiết lập được độ an toàn và hiệu quả của levetiracetam trong đơn trị liệu ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 16 tuổi.
Điều trị kết hợp cho trẻ từ 4 đến 11 tuổi và thanh thiếu niên(12 đến 17 tuổi) cân nặng dưới 50kg.
Liều điều trị khởi đầu là 10mg/kg hai lần mỗi ngày, có thể tăng liều lên tới 30mg/kg hai lần mỗi ngày. Mức độ điều chỉnh không nên vượt quá 10mg/kg hai lần mỗi ngày cho mỗi 2 tuần.
Cách dùng của thuốc levetiracetam (Keppra)
Có thể uống trong hay ngoài bữa ăn. Liều mỗi ngày được chia đều cho 2 lần dùng, vào buổi sáng và tối. Nên sử dụng ở các thời điểm cố định trong ngày để tránh quên thuốc.
Trong trường hợp quên sử dụng thuốc, uống thuốc ngay càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, không uống thuốc khi đã gần đến thời điểm uống liều tiếp theo và tuyệt đối không uống 2 liều cùng một lúc.
Dạng viên nén không thích hợp để sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi và không phù hợp cho điều trị ban đầu trên trẻ em cân nặng dưới 25 kg, bệnh nhân không nuốt được viên nén hoặc dùng liều dưới 250mg. Những trường hợp này, nên dùng levetiracetam dung dịch uống.
Đo lượng dung dịch uống cẩn thận bằng ống tiêm được cung cấp. Không sử dụng muỗng, thìa để đong thuốc.
Những điều bạn cần lưu ý gì khi dùng thuốc keppra
Không được dùng rượu trong thời gian điều trị với levetiracetam
Nếu ngưng dùng levetiracetam thì khuyến cáo nên giảm liều từ từ.
Dùng keppra ít ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc levetiracetam (Keppra) cho người bệnh suy gan, suy thận?
Bệnh nhân suy thận
Khoảng 95% thuốc được bài tiết qua nước tiểu. Do đó, liều hàng ngày của thuốc cần điều chỉnh dựa trên độ thanh thải creatinin ở các bệnh nhân suy thận mức độ vừa và nặng.
Bệnh nhân suy gan
Không cần chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan mức độ nhẹ đến trung bình. Đối với bệnh nhân suy gan nặng, liều dùng có thể giảm dựa trên đánh giá chức năng thận.
Trẻ dưới 4 tuổi: Chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu về sử dụng levetiracetam cho trẻ dưới 4 tuổi.
Phụ nữ có thai và cho con bú dùng keppra 250mg như thế nào
Phụ nữ có thai
Không nên sử dụng levetiracetam trong thời kỳ mang thai hay với phụ nữ có khả năng mang thai mà không dùng biện pháp tránh thai trừ khi thật cần thiết. Việc ngưng điều trị thuốc chống động kinh có thể dẫn đến đợt kịch phát của bệnh gây hại cho mẹ và thai nhi.
Phụ nữ cho con bú
Levetiracetam đưọc bài tiết qua sữa mẹ. Vì vậy, không nên cho con bú khi đang dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu cần điều trị với levetiracetam khi cho con bú, nên cân nhắc lợi ích/nguy cơ của việc điều trị.
Hàm lượng thuốc keppra hiện có
Hiện tại keppra trên thị trường có 2 hàm lượng chính là keprra 250mg và keppra 500mg. Việc thay đổi hàm lượng trong một viên giúp bác sĩ thuận lợi hơn trong việc chia liều dùng cho người bệnh.
Giá thuốc Keppra 250mg bao nhiêu
Giá thuốc hiện được maizo shop niên yết trực tiếp trên web, giá có thể thay đổi theo giá thị trường. Do vậy khách hàng nên truy cập website https://maizo.io để tham khảo giá đúng.
Mua keppra ở đâu
Hiện nay thuốc keppra 250mg được phân phối tại các nhà thuốc bệnh viện và một số nhà thuốc lướn trong cả nước. Tuy nhiên để tránh việc tìm kiếm mất thời gian và khó khăn trong việc di chuyển mua thuốc khách hàng chỉ việc nhấc máy gọi maizo shop qua hotline 0363.986.897 chúng tôi để đặt mua với giá tốt nhất, giao hàng đến tận nhà miễn phí ship
 
#2
Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não xảy ra thành cơn, là bệnh thần kinh mạn tính phổ biến ảnh hưởng lớn đối với sức khoẻ người bệnh và cộng đồng. Nhiều quan niệm sai lầm cho rằng đây là bệnh tâm thần, bệnh di truyền. Do đó, khiến người bệnh tự ti không đi điều trị, gia đình bệnh nhân giấu bệnh vì lo sợ dị nghị, xấu hổ.


Hiểu về nguyên nhân gây bệnh động kinh
1. Bạn biết gì về bệnh động kinh?
Động kinh là bệnh trong dân gian còn gọi là phong xù, kinh phong, kinh giật. Đây là một trạng thái bệnh lý của não bộ, do sự phóng điện đột ngột kịch phát và tăng đồng bộ của các tế bào thần kinh vỏ não. Với đặc điểm có các cơn rối loạn kịch phát chức năng của não về vận động, tâm thần, cảm giác, giác quan, thần kinh thực vật và ý thức.
Theo thống kê, số người mắc bệnh động kinh chiếm khoảng 0,5 - 0,7% dân số, số người bệnh mới mắc trung bình hàng năm là 20 - 70 người trong 100.000 dân. Nhưng tỷ lệ giữa các nước, vùng, khu vực có sự khác nhau.
Điều đáng lưu ý, tỷ lệ bệnh động kinh ở trẻ em khá nhiều, khoảng 50% số bệnh nhân động kinh dưới 10 tuổi và đến 75% số người động kinh dưới 20 tuổi. Tuổi càng lớn thì tỷ lệ bệnh động kinh càng thấp, nhưng từ tuổi 60 trở lên tỷ lệ động kinh lại tăng lên. Các nguyên nhân tử vong là do trạng thái động kinh, tự tử và tai nạn khi lên cơn.
Bệnh động kinh có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ, nếu bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ, điều trị không đúng sẽ gây trở ngại đến việc học tập, lao động. Về lâu dài có thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng, thích hợp có thể chữa khỏi, bệnh ổn định lâu dài. Vì đa phần người bệnh động kinh chỉ cần dùng thuốc, điều trị nội khoa tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ là khỏi bệnh, và tỷ lệ rất nhỏ khoảng có 10-20% bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật. Có thể tham khảo một số thuốc chống động kinh phổ biến trên maizo shop
2. Nguyên nhân gây bệnh động kinh
Có nhiều nguyên nhân động kinh trong đó có thể chia như sau:
- Động kinh ở trẻ sơ sinh: Theo nghiên cứu khoảng 1% trẻ sơ sinh có các cơn co giật và thường là động kinh triệu chứng, các nguyên nhân chính là:
• Ngạt lúc lọt lòng
• Chấn thương sản khoa
• Hạ canxi huyết
• Hạ magne huyết
• Hạ natri huyết
• Chảy máu trong sọ
• Hạ đường huyết...
- Động kinh ở trẻ: Đối với trẻ nhỏ (sau sơ sinh) có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây động kinh. Các nguyên nhân thường gặp là:
• Bại não
• Viêm não
• Viêm màng não
• Tổn thương cấu trúc trong sọ
• Bệnh chuyển hoá
• Ngộ độc (thuốc, chì)
• Bệnh di truyền
• Chấn thương
• Và động kinh nguyên phát (không rõ nguyên nhân)…
- Động kinh ở người lớn:
• Do chấn thương
• Do khối u
• Chảy máu
• Dị dạng mạch máu
• Bệnh mạch máu não
• Bệnh bẩm sinh
• Nhiễm độc rượu
• Do dùng nhiều thuốc thần kinh (Thuốc tâm thần), lạm dụng thuốc…
- Động kinh ở người già: Động kinh có thể do ung thư di căn, u não, các rối loạn tuần hoàn não...
 
Top