Kinh nguyệt không đều phải làm sao để có thai?

#1
Kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài từ 4 ngày đến 7 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài trong 28 ngày, tuy vậy nhưng một chu kỳ bình thường cũng có thể từ 21 ngày đến 35 ngày. Việc có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn biểu hiện chức năng sinh sản tốt cũng như hỗ trợ cho việc xác định ngày trứng rụng, từ đó giúp dễ dàng có thai. Ngược lại, kinh nguyệt không đều đem đến nhiều vấn đề hơn bạn tưởng.

1. Thế nào là kinh nguyệt không đều?

Kinh nguyệt không đều khi có một hoặc nhiều biểu hiện sau đây:
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày.
  • Bị trễ kinh.
  • Kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều bất thường.
  • Kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
  • Kinh nguyệt đi kèm với đau bụng, chuột rút, nôn mửa, buồn nôn.
  • Chảy máu giữa kỳ, đặc biệt là sau khi quan hệ hoặc sau mãn kinh.

2. Tác hại của kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều báo hiệu trực tiếp là sức khỏe cơ quan sinh sản không tốt hoặc sức khỏe cơ thể không tốt. Bất kỳ một sự mất cân bằng nội tiết nào cũng đều có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, khi cơ quan sinh sản nữ giới có bệnh thì đều có thể khiến cho kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, kinh nguyệt không đều cũng có thể là hệ quả của stress, lo lắng, căng thẳng kéo dài.

Sự bất ổn định ở chu kỳ kinh nguyệt kéo theo việc rụng trứng cũng thất thường, thậm chí chất lượng trứng cũng giảm sút theo. Điều đó dẫn đến việc cặp đôi khó có thai, lâu dần thành hiếm muộn, vô sinh.


Kinh nguyệt không đều

3. Nguyên nhân của kinh nguyệt không đều

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều, phổ biến như:
  • Stress, lo lắng, căng thẳng, có vấn đề tâm lý kéo dài.
  • Dùng thuốc tránh thai.
  • Polyp tử cung, u xơ tử cung.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Đa nang buồng trứng.
  • Các bệnh viêm nhiễm vùng chậu.
  • Suy buồng trứng sớm.
  • Ung thư.

4. Chẩn đoán

Việc chẩn đoán sẽ được thực hiện thông qua việc hỏi cũng như các bài kiểm tra. Sau khi xác định rõ nguyên nhân, người bệnh sẽ được tư vấn lộ trình điều trị phù hợp.

5. Điều trị

Tùy vào nguyên nhân bệnh, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện lộ trình điều trị phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với các bài thuốc của Lão nhà quê: VIÊM GAN B, VIÊM GAN C; NẰM NGỬA, ĐẠP XE, LĂN BỤNG; ĐI BỘ. Đây đều là những bài có tác dụng cải thiện khí huyết, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng, tăng cường sinh lý, có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh ở cơ quan sinh sản. Bài NẰM NGỬA, ĐẠP XE, LĂN BỤNG; và bài ĐI BỘ thì bạn có thể tập hàng ngày, bài VIÊM GAN B, VIÊM GAN C bạn đọc kỹ trước khi áp dụng.

6. Phòng kinh nguyệt không đều

Bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh với các lưu ý sau:
  • Tập thể dục đều đặn
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Ngủ đủ
  • Giữ tinh thần thoải mái
  • Nếu bạn là vận động viên, hạn chế luyện tập cường độ cao quá mức
  • Sử dụng thuốc tránh thai theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Giữ vệ sinh vùng kín
  • Khám phụ khoa định kỳ

7. Khi nào nên đi khám kinh nguyệt không đều

Bạn cần đi khám ngay nếu có biểu hiện sau:
  • Đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt
  • Chảy máu nhiều bất thường
  • Khí hư có mùi lạ
  • Sốt cao
  • Kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày
  • Chảy máu sau khi quan hệ
  • Cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, sốt
  • Kỳ kinh nguyệt bất thường dù trước đó rất đều
 
Top