Làm thế nào để khách hàng biết đến bạn, mua hàng của bạn

#1
Một khách hàng đi ngang qua cửa hàng của bạn, điều gì khiến cho họ thích thú và muốn đi vào? Sau khi đi vào rồi, điều gì khiến cho họ “mua” một cái gì đó và sau này lại tiếp tục quay trở lại mua lần 2 lần 3?

1. Niche: thị trường
Đây là bước đầu phễu, khách hàng đang nằm trong 1 thị trường nào đó, và việc của chúng ta là phải kết nối tới họ. Thông thường, để kết nối tới khách hàng thì chúng ta có những cách:
– Chạy quảng cáo: Facebook, Google, Zalo, email marketing, KOls v.v…..
– Quảng cáo 0đ: Bán hàng Profile (đi kết bạn, tương tác), Inbound Marketing, livestream, SEO …..
– Xây dựng Brands, thương hiệu….
Câu chuyện đặt ra: đối với nghề làm THCN, thị trường chính là những GROUP NGON mà chúng ta đã nhắc tới ở bài trước, là những group:
- Đúng ngành nghề (vd group kinh doanh, group mẹ bỉm, group nghiện decor, nghiện đồng hồ....)
- Tệp đối tượng ngon (nhân khẩu học, sở thích phù hợp)
- Có khả năng chi trả và có nhu cầu mua
- Có sự quan tâm nhất định đến sản phẩm (cái này do kinh nghiệm bản thân)
2. Leads: Khách hàng tiềm năng:
Một khi họ đã kết nối với chúng ta, biết chúng ta là ai, nhận diện chúng ta là một người bán hàng uy tín, có thể tin tưởng, trao cho họ nhiều giá trị. Họ sẽ ghi nhớ chúng ta lần 1. Khi đó, càng lúc chúng ta càng phải khiến cho họ THẤY chúng ta nhiều hơn, càng thấy nhiều càng tốt bằng cách:
– Remarketing (tiếp thị lại)
– Xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi kênh
– Tương tác thường xuyên, liên tục với khách hàng
– Gom khách hàng về 1 mối (fanpage, group, website)
3. Buyer: Khách mua hàng
Khi họ đã thấy chúng ta thường xuyên, tương tác với chúng ta trong thời gian dài, họ sẽ có xu hướng tin tưởng và “muốn tương tác” với chúng ta. Nếu họ cảm thấy phiền thì họ đã block chúng ta từ sớm rồi, nhưng người đã tương tác với chúng ta 4-5-10 lần ở tất cả các kênh là những người sẽ có xu hướng “muốn nhận thêm giá trị” mà chúng ta trao ra.
4. Customer: Khách hàng
Khách hàng sau khi nhận một giá trị gì đó từ chúng ta, hoặc mua 1 sản phẩm giá rẻ thì họ đã có “hành động mua hàng”. Từ hành động mua hàng đó mình có “lý do” để tiếp cận họ, để chuyển đổi họ thành mộ khách hàng thực thụ (mua sản phẩm chính của chúng ta) và từ đó họ được liệt kê vào “khách hàng mua hàng”.
5. Member: Thành viên
Đây là một bước cực kỳ quan trọng để tạo ra doanh thu cấp số nhân cho thương hiệu.
Bán hàng lần đầu không đem lại thu nhập lâu dài (bán hàng lần đầu chỉ cần không lỗ là được, bù lại chúng ta sẽ có thương hiệu, có tệp khách hàng), mà phải tạo ra khách hàng trung thành, khách hàng mua lần 2 3 4…. chúng ta mới tạo ra doanh thu ổn định theo thời gian (hay còn gọi là giá trị thương hiệu).

6. FAN + REFERRAL (6 +1)
Khi một người thân hỏi bạn nên mua điện thoại gì, bạn sẽ trả lời là android hay iphone? Khi một người hỏi bạn nên mua quần áo ở đâu, bạn sẽ trả lời shop nào?…. Mọi sản phẩm, thương hiệu mà bạn nói ra đã trở thành thói quen, quán tính và như một phần của bạn rồi nên bạn sẽ nói ra thương hiệu đó trong vô thức. Một sự đồng điệu sâu sắc giữa người dùng và thương hiệu.
Để khách hàng đạt được tới cảnh giới này thì chúng ta cần đúng 1 thứ đó chính là THỜI GIAN. Hãy luôn luôn hỗ trợ họ như cấp bậc member, và theo thời gian dài thì chúng ta sẽ có được sự giới thiệu của họ.
Case: Ví dụ đơn giản cho việc này: lúc trước công ty mình hay Order mua giày Adidas là cũng nhờ qua 1 bạn trong team. Thấy nó đặt giày, ship về rồi mở hộp cũng hỏi nó mua ở đâu, order chỗ nào, uy tín không =>> mày cứ gửi mẫu đây, t đặt cho chỗ này bao ngon - giá rẻ mà tao order nhiều rồi. Thế là mấy anh/em súm nhau nhờ bạn này order giùm chỗ kia. Nhờ nó mà mấy anh/em trong team "đốt" kha khá tiền vào vụ này. Cứ mỗi người làm 1 - 2 đôi mang
7. Trạng thái "bonus"
Đây là trạng thái khách hàng trở thành cấp bậc cao hơn trong "member" hay "fan". Trạng thái này là khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm của một hệ sinh thái. Người ta hay gọi là "Ecosystem".
Ví dụ: một khách hàng là người kinh doanh thì họ có rất nhiều nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau. Ví dụ họ cần một dịch vụ Chạy ads cam kết và tìm đến một công ty A.
Công ty A đó đảm bảo dịch vụ này tốt, khách hàng hài lòng. Tiếp đến, công ty A này có thêm dịch vụ Thiết kế Website =>> khách hàng tìm hiểu, khách hàng thấy quảng cáo, khách hàng được tự vấn =>> sử dụng dịch vụ này.
Thực ra hiện tại trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp, công ty lớn họ đang áp dụng hệ sinh thái sản phẩm "Ecosystem" này vào trong việc kinh doanh để "tối đa hóa lợi nhuận" & giá trị của khách hàng.
Xem thêm phần mềm quản lý fanpage tốt nhất
Nguồn: Phan Toàn
 
Top