Lựa chọn bình xịt/kem chống muỗi phòng sốt xuất huyết như thế nào

#1
Sốt xuất huyết là căn bệnh dễ bùng phát thành dịch vào mùa mưa ở những khu vực nóng ẩm mưa nhiều như nước ta. Một trong những biện pháp phòng sốt xuất huyết hiệu quả là việc sử dụng bình xịt/ kem chống muỗi. Hôm nay, lão nhà quê sẽ hướng dẫn các bạn, đặc biệt là phụ nữ có thai có thể lựa chọn được một bình xịt/ kem chống muỗi an toàn cho thai kỳ. Bài viết tham khảo tiêu chuẩn lựa chọn theo hướng dẫn của CDC (Cơ quan kiểm soát và phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ).

1. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm chống muỗi

Có rất nhiều người khi lựa chọn sản phẩm chống muỗi sử dụng các tiêu chí như giá thành, tỷ lệ người sử dụng khen ngợi, mùi hương, … tuy nhiên trên thực tế, cũng giống như mỹ phẩm, bạn nên lựa chọn sản phẩm chống muỗi theo thành phần, đặc biệt phụ nữ có thai càng phải cẩn thận với bất kỳ sản phẩm nào tác động lên cơ thể.

2. Phân loại

Theo đó, CDC (Cơ quan kiểm soát và phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ) các loại hoạt chất chống muỗi tiếp xúc được với da gồm:

2.1. DEET

DEET (nếu bạn thấy trên thành phần bình xịt muỗi nào ghi: diethyltoluamide thì nó chính là DEET): là một loại hoạt chất hóa học, thành phần chính của nhiều loại bình xịt muỗi. Hàm lượng DEET có thể dao động từ 4~30%, song đối với trẻ dưới 2 tuổi thì KHÔNG NÊN dùng DEET. Đối với trẻ 2~12 tháng tuổi, chỉ nên sử dụng DEET 3 lần/ngày với nồng độ DEET trong bình xịt dưới 10%. Nếu nhà có trẻ nhỏ và phụ nữ có thai thì không nên dùng bình xịt muỗi có chứa DEET, bởi tiếp xúc lâu hoặc tiếp xúc với DEET nồng độ cao có thể gây hại đến thần kinh, tổn hại da ở trẻ nhỏ.

Theo “Danh mục chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong gia dụng và y tế đã cấp số đăng ký lưu hành cập nhật ngày 30/6/2022”, sản phẩm bình xịt muỗi có chứa DEET có: HAMARU, NOBITE V, JUMBO NOBITE, SKIN VAPE.


Thuốc chống muỗi chứa DEET

2.2. Picaridin

Picaridin: là một hợp chất có nguồn gốc tự nhiên được tạo ra vào những năm 1980, dùng để làm chất chính trong các sản phẩm xịt lên da, quần áo để ngăn ngừa muỗi và côn trùng cắn. Picaridin có thể được cho là khá lành tính khi tỷ lệ lượng picaridin thẩm thấu vào da khi xịt chưa tới 6%, khi tiếp xúc với các bộ phận khác như mắt thì có thể gây nhức. Tuy nhiên, Picaridin khá độc với cá nên bạn nên xịt loại này tránh xa khu vực nuôi cá.

Theo “Danh mục chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong gia dụng và y tế đã cấp số đăng ký lưu hành cập nhật ngày 30/6/2022”, sản phẩm chứa Picaridin hiện nay trên thị trường chỉ có: Remos Baby Spray.

2.3. OLE - dầu bạch đàn chanh

Dầu bạch đàn chanh (Oil of lemon eucalyptus, gọi tắt ba chữ cái đầu là OLE): là một sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên được EPA Mỹ khuyên dùng. Hiện nay, sản phẩm chứa dầu bạch đàn chanh được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép có: BIO PEKA

2.4. IR3535

IR3535 là một tổ hợp nhân tạo của 3-[N-Butyl-N-acetyl]-aminopropionic acid, ethyl ester, bạn hiểu đơn giản là một chất nhân tạo. Sản phẩm chứa IR3535 được EPA Mỹ khuyên dùng và có thể dùng cho cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Hiện ở Việt Nam không có sản phẩm này.

Ngoài ra, có một số chất hay được sử dụng trong các sản phẩm chống muỗi ở Việt Nam, gồm:

2.5. Permethrin

Permethrin: đây là một chất chiết xuất tự nhiên từ Cúc, có thể được dùng dạng xịt chống muỗi hoặc dạng kem giảm chai sạn, ghẻ lở. Tùy vào loại sản phẩm mà Permethrin có thể ở không độc hại hoặc độc hại (thành phần thuốc trừ sâu). Độ phổ biến của Permethrin kém hơn DEET trong việc là thành phần các loại thuốc diệt côn trùng. Hiện ở Việt Nam có rất nhiều sản phẩm có chứa Permethrin.

Một số lưu ý khi sử dụng các sản phẩm xịt chứa Permethrin:
  • Nên xịt ở không gian thoáng để giảm khả năng hít vào Permethrin.
  • Tránh xịt trực tiếp lên da.
  • Permethrin có thể không tốt cho mèo nên bạn tránh xịt ở không gian nuôi mèo.

Một số lưu ý khi sử dụng sản phẩm kem chứa Permethrin:
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng

3. Lưu ý khi sử dụng bình xịt/ kem chống muỗi
  • Các dạng xịt/ bôi chống muỗi đều có thể thâm nhập vào cơ thể khi tiếp xúc với da, qua đường hít thở, nuốt (đối với trẻ hay cho tay vào miệng) thì không nên dùng cho trẻ thường xuyên.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, không dùng sản phẩm chứa DEET.
  • Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, không dùng thuốc bôi trực tiếp lên da.
  • Xịt thuốc chống muỗi vào quần áo cho trẻ lên xịt ở không gian thoáng và sau khi xịt tối thiểu 30 phút mới để trẻ mặc.
  • Nếu trẻ có da nhạy cảm, da dễ bị kích ứng, người có tiền sử dị ứng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm bôi/ xịt nào.

4. Phòng muỗi không cần dùng bình xịt/ kem chống muỗi

4.1. Tăng cường khả năng đề kháng

Tăng cường khả năng đề kháng là một trong những cách quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Bạn có thể áp dụng bài VIÊM GAN B VIÊM GAN C của Lão nhà quê. Đây là hai bài thuốc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như dứa, gừng, muỗi, … có thể được sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ, có tác dụng tốt trong việc cải thiện hệ tuần hoàn, tăng cường thể lực, tăng cường sức đề kháng, …

4.2. Lối sống lành mạnh

Tập thể dục đều đặn với bài ĐI BỘ của Lão nhà quê, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm và đủ giấc, giữ tâm trạng thoải mái là một trong những điều cần lưu ý để xây dựng một lối sống lành mạnh. Bệnh tật sẽ khó xâm nhập khi bạn sống khỏe mỗi ngày.

4.3. Chủ động phòng muỗi
  • Khơi thông cống rãnh, tránh để ao tù, nước đọng
  • Phát quang bụi rậm
  • Đậy nắp chum, vại
  • Cửa sổ, cửa ra vào lắp kính để ngăn muỗi
  • Trồng các loại cây có khả năng chống muỗi quanh nhà như sả, sả chanh, …

5. Bài thuốc chữa sốt xuất huyết của lão nhà quê

Trong trường hợp bạn bị mắc muỗi đốt mà bị sốt xuất huyết, có thể áp dụng theo bài thuốc của lão nhà quê. Đây là bài thuốc sử dụng dược liệu tự nhiên, dễ làm, gần như không có tác dụng phụ. Công thức như sau:

Nguyên liệu: Lá tre gai + nước sạch

Cách dùng:
  • 200~300g lá tre gai + 1,5 lít nước đun sôi nhỏ lửa 20~30 phút uống thay nước lọc cả ngày.
  • Uống liên tiếp 5 – 10 ngày, kể cả khỏi rồi vẫn phải uống, cho đủ ngày đủ liều.

Lưu ý: có thể dùng CAO DỨA TRE thay thế:

Cao Dứa Tre ngày uống 2 lần, sau khi ăn sáng và ăn trưa ít nhất 30 phút. Mỗi lần 1 - 2 thìa (theo hướng dẫn khi kê đơn) pha với 300 - 400ml nước nóng 60-80 độ. Có thể pha thêm Gừng Muối Mật Ong theo chỉ định. Uống 2 ngày nghỉ 2 ngày.

* Lưu ý: Nếu có nóng trong uống kèm bài Chữa bệnh kiết ly.


Cao dứa tre của lão nhà quê
 
Sửa lần cuối:
Top