Người cảm nhận được màu sắc

#1
Khi Ingrid Carey nói là cô cảm nhận được màu sắc, không có nghĩa là cô nói cô đã nhìn thấy màu sắc xanh, đỏ,… mà là cô thật sự cảm nhận chúng, cô có thể nếm, sờ, nghe thấy, ngửi,… thấy được chúng.
Con người thật sự có thể cảm nhận được màu sắc.
Cô sinh viên 20 tuổi này học năm thứ ba của Trường Đại học Maine được cho là có khả năng synesthesia, loại cảm giác kết hợp là một hiện tượng hiếm gặp cho phép người ta có thể cùng lúc nhiều giác quan hoà quyện chung. Với Carey chữ và số, cảm giác và xúc động tâm lí, ngày và tháng,… đều có liên kết với màu sắc. Chữ “N” là màu nâu đất, số “0” có màu cam và tháng 7 có màu hơi xanh lá cây. Đau chỗ ống quyển thì phân thành hai loại hỗn hợp màu sắc cam và vàng, đỏ và tía. Màu sắc trong thế giới của Carey có những tính chất mà chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ ra: đỏ thì cứng, mạnh mẽ và bền bỉ; trong khi màu vàng thì mềm dẻo, rực rỡ nhưng mãnh liệt.
Sau một thời gian dài bị coi như hoang tưởng hoặc một dấu hiệu tâm thần, loạn trí,… trong những năm gần đây, synesthesia đã được các nhà khoa học miễn cưỡng nhìn nhận như một hiện tượng có thật trên cơ sở thần kinh học thật sự. Ngày nay, các nhà khoa học còn tin rằng nó là chìa khoá dẫn đến những hiểu biết về hoạt động của não, cách tác động của nhận thức,… Thế nhưng, nguyên nhân dẫn đến các cảm giác này vẫn còn là một điều bí ẩn.
Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân con người cảm nhận được màu sắc là do có một sự mọc nhánh thần kinh mới bất thường trong não dẫn đến việc phá bỏ các giới hạn thông thường vốn có giữa các giác quan. Vì vậy theo thuyết này, synesthesia là một tập hợp các hoạt động của các giác quan nằm gần nhau vốn lẽ ra phải phân lập với nhau.
Một lí thuyết khác dựa trên một nghiên cứu của Daphne Maure và Catherine Mondloch thuộc Trường Đại học McMaster, Ontario, Canada tiến hành cho rằng hầu như tất cả các trẻ em bắt đầu cuộc sống đều có khả năng synesthesia. Theo thuyết này thì động vật và con người khi sinh ra đều có bộ não non nớt, dễ bảo, dễ uốn nắn. Các kết nối giữa các phần giác quan khác nhau tồn tại cho đến khi bị cắt đi hay chậm lại khi trưởng thành.
Maure và Mondloch đưa ra giả thuyết khi các nối giữa các giác quan hoạt động như đã thấy ở một số thí nghiệm, trẻ em sẽ nhận biết thế giới giống như cho những người lớn bị synesthesia. Cũng dựa trên lí thuyết này người ta cho rằng trẻ em không có 5 giác quan riêng mà chỉ có một giác quan bao gồm tất cả các khả năng để đáp ứng với tất cả các kích thích bên ngoài. Vì vậy một khi bé nghe tiếng mẹ, đồng thời bé cũng thấy được tiếng mẹ và ngửi được mẹ.
Nhiều người bị synesthesia tự cảm thấy khó chịu vì khả năng bất thường của mình. Họ cảm thấy đơn độc và bị cô lập trong cõi riêng của mình. Vì vậy, những nghiên cứu về synesthesia rất cần thiết cho chính họ. Các nghiên cứu phát hiện ra những người bị synesthesia gồm nhiều loại người khác nhau. Thuyết này dựa trên các kết nối thần kinh mà tất cả chúng ta đều có. Do đó, có thể giúp giải thích tại sao các loại ma tuý, thuốc kích thích có thể khiến một số người có triệu chứng synesthesia – cảm nhận được màu sắc.

Xem thêm: trangtinmang.com/nguoi-cam-nhan-duoc-mau-sac.html
 
Top