Những điều cần biết về sốt xuất huyết

#1
Sốt xuất huyết là một căn bệnh lây sang người từ muỗi. Sốt xuất huyết có xu hướng tăng nhanh khi thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều hoặc kéo dài bởi đây đều là những điều kiện lý tưởng cho loài muỗi sinh sôi và phát triển. Hôm nay, lão nhà quê sẽ giới thiệu cho bạn về sốt xuất huyết và tất cả những điều cần biết về chúng.

1. Nguyên nhân sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết do một loại muỗi lây truyền virus sốt xuất huyết gây ra. Trên thực tế, chủng virus này có 4 loại, tuy vậy giữa các loài không có sự khác biệt nhau lắm nên thường được gọi chung là virus sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1950 tại châu Phi và Thái Lan. Hiện nay, căn bệnh này xuất hiện chủ yếu ở châu Á và Mỹ La tinh. Ngoài ra, sốt xuất huyết cũng có những đặc điểm của một căn bệnh “thảm họa toàn cầu” như: có tính lây lan trong cộng đồng; virus có thể được chuyển đến nơi khác nhờ trung gian nhiễm; ảnh hưởng tới sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong.

Cũng bởi vì có 4 loại nên trên thực tế, một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy, người bị tái phát sốt xuất huyết sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn nhiều lần mắc bệnh trước.

2. Tỷ lệ bị sốt xuất huyết

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 390 triệu ca nhiễm sốt xuất huyết trên toàn thế giới, phủ rộng khắp 129 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 70% số ca là ở châu Á. Tuy vậy, hơn 80% các ca nhiễm sốt xuất huyết có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng.

3. Cách thức lây lan của sốt xuất huyết

Sự lây lan của sốt xuất huyết có thể đến từ:
  • Từ muỗi lây sang người: sau khi bị đốt bởi con muỗi cái chứa virus sốt xuất huyết (chủ yếu là loài muỗi Aedes aegypti), trải qua 8~12 ngày ủ bệnh thì bệnh có thể biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài.
  • Từ người sang muỗi: muỗi sau khi đốt người bị nhiễm bệnh thì cũng có thể nhiễm virus. Khả năng lây truyền sang muỗi kéo dài trong khoảng thời gian bắt đầu từ 2 ngày trước khi khởi phát triệu chứng cho đến 2 ngày sau khi khỏi bệnh.
  • Từ mẹ sang con: WHO nhận định việc người mẹ nhiễm sốt xuất huyết khi mang thai có thể lây truyền sang con. Thai nhi có thể gặp nguy cơ suy dinh dưỡng, suy thai.
  • Những con đường khác: có một số cực kỳ ít trường hợp virus có thể lây lan qua máu, hiến tạng, cấy ghép nội tạng.

4. Triệu chứng của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có đa dạng triệu chứng, phần đa là có các triệu chứng giống như cảm cúm: sốt cao, đau đầu; một số thì đau cơ, đau khớp, đau mắt, buồn nôn; và có thêm vết đỏ như vết mần dưới da. Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng và thường kéo dài 2~7 ngày (cũng có trường hợp kéo dài 4~10 ngày).

Tuy vậy, sốt xuất huyết có một đặc trưng là sốt cao kéo dài. Nếu bạn nhận thấy biểu hiện sốt cao kéo dài (~40 độ C) đi kèm ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau thì bạn có thể nghi ngờ mình mắc sốt xuất huyết:
  • Đau đầu
  • Đau sau mắt
  • Đau cơ, khớp
  • Buồn nôn
  • Nổi mần đỏ

Đặc biệt, sau 3 ~ 7 ngày kể từ ngày khởi phát bệnh, người bệnh có thể bước vào giai đoạn nguy hiểm với những triệu chứng cực kỳ nguy hiểm đe dọa tính mạng. Đó là đột ngột giảm sốt, nhiệt độ đo dưới 38 độ C đi kèm với ít nhất một trong các triệu chứng sau:
  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn mửa liên tục
  • Chảy máu chân răng
  • Chảy máu mũi
  • Ngất xỉu
  • Người mệt mỏi
  • Sưng gan
  • Nôn ra máu
  • Người ớn lạnh, da tái nhợt

Nếu xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh cần được hỗ trợ y khoa ngay lập tức.


Sốt xuất huyết

5. Điều trị

Hiện, chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết. Các phương pháp được chỉ định đều có mục đích làm thuyên giảm triệu chứng kết hợp với quan sát, theo dõi liên tục để sớm phát hiện kịp thời các triệu chứng nguy hiểm.

Cần phải lưu ý thêm rằng người bị sốt xuất huyết cần được bổ sung nước, các thực phẩm/ sản phẩm bù nước khác bởi tình trạng sốt cao liên tục khiến cơ thể luôn rơi vào tình trạng mất nước. Việc mất nước kéo dài có thể ảnh hưởng nặng nề tới gan, thận, thậm chí gây suy tạng.

6. Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Việc chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Đối với các trường hợp có triệu chứng nguy hiểm, bạn nên đưa bệnh nhân nhập viện điều trị.

6.1. Khi bệnh nhân sốt

  • Nghỉ ngơi: Để người bệnh nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
  • Hạ sốt:
  • Tuyệt đối KHÔNG sử dụng ibuprofen (như Motrin, Advil), aspirin hoặc những loại thuốc chứa aspirin.
  • Dùng khăn ướt đắp lên trán người bệnh nếu sốt cao liên tục.
  • Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng acetaminophen hoặc paracetamol với điều kiện mỗi lần dùng cách nhau 6 tiếng và dùng tối đa 4 liều một ngày. (lưu ý: việc sử dụng được hay không cần có sự đồng ý của bác sĩ)
  • Chống mất nước: những trường hợp người bệnh sốt liên tục, nôn mửa thì cần thực hiện các biện pháp chống mất nước ngay.
  • Cho người bệnh uống nhiều nước, có thể sử dụng nước điện giải thay thế nước thế. Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi liên tục, nếu người bệnh có các biểu hiện dưới đây, đưa đến cơ sở y tế ngay. Bao gồm:

+) Tiểu ít đi

+) Môi, miệng, lưỡi khô

+) Mắt sưng

+) Trạng thái tinh thần quá khích hoặc trầm cảm bất thường

+) Nhịp tim tăng nhanh (trên 100 lần/phút)

+) Tay chân lạnh

6.2. Khi bệnh nhân hết sốt

Sau khi bệnh nhân hết sốt, bạn vẫn cần theo dõi trong 3~7 ngày kế tiếp để phòng biến chứng nguy hiểm xảy ra.

7. Bài thuốc của Lão nhà quê

Nếu bạn lo lắng không biết có nên sử dụng thuốc hạ sốt hoặc các loại thuốc giảm triệu chứng đối với bệnh nhân sốt xuất huyết, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng bài thuốc dân gian của Lão nhà quê. Bài thuốc dùng nguyên liệu chính là lá tre gai, một loại dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp hạ sốt, sát trùng, trị viêm thận, chảy máu cam hiệu quả. Bạn có thể tự làm bài thuốc này, công thức như sau:

Nguyên liệu: Lá tre gai + nước sạch

Cách dùng:
  • 200~300g lá tre gai + 1,5 lít nước đun sôi nhỏ lửa 20~30 phút uống thay nước lọc cả ngày.
  • Uống liên tiếp 5 – 10 ngày, kể cả khỏi rồi vẫn phải uống, cho đủ ngày đủ liều.

Lưu ý: có thể dùng CAO DỨA TRE thay thế:

- Cao Dứa Tre ngày uống 2 lần, sau khi ăn sáng và ăn trưa ít nhất 30 phút. Mỗi lần 1 - 2 thìa (theo hướng dẫn khi kê đơn) pha với 300 - 400ml nước nóng 60-80 độ. Có thể pha thêm Gừng Muối Mật Ong theo chỉ định. Uống 2 ngày nghỉ 2 ngày.

* Lưu ý: Nếu có nóng trong uống kèm bài Chữa bệnh kiết lị

Bạn đọc đọc kỹ công thức và bài thuốc liên quan trước khi sử dụng hoặc có thể mua CAO DỨA TRE bằng cách liên hệ với hotline: 1900.633.857


Cao dứa tre lão nhà quê

8. Phòng sốt xuất huyết

Cách tốt nhất để phòng sốt xuất huyết là diệt muỗi và ngăn muỗi cắn. Bạn nên:
  • Diệt muỗi:
  • Không để ao tù, nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng. Có thể thả thêm cá vào bể nước để diệt muỗi.
  • Chum, vại cần có nắp đậy
  • Phát quang bụi rậm, dọn vệ sinh nhà ở thường xuyên
  • Phun thuốc diệt muỗi
  • Phòng muỗi:
  • Có thể trồng các loại cây có khả năng phòng muỗi như sả, sả chanh
  • Có thể bôi kem chống muỗi, xịt chống muỗi, xông tinh dầu chống muỗi
  • Mặc quần áo dài tay
  • Đi ngủ mắc màn

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiêm phòng vắc xin phòng sốt xuất huyết. Tỷ lệ phòng bệnh của vắc xin này lên tới 70% nhưng chỉ dùng được cho người 9 tuổi trở lên (và chủ yếu được tiêm cho người từ 9~42 tuổi). Nếu trong nhà có người già và trẻ nhỏ, bạn vẫn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa muỗi hàng ngày.
 
Top